Tài chính
SeABank hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022
Vượt qua một năm thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 5.069 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch lợi nhuận.
Năm 2022, trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp kinh doanh, gia tăng nguồn thu từ phí dịch vụ và phi tín dụng, kiểm soát hiệu quả chi phí đồng thời triển khai nhiều chương trình giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng và quản trị rủi ro hiệu quả... giúp ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.069 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch.
Tính đến hết 31/12/2022 SeABank duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và đạt được kết quả kinh doanh khả quan, trong đó nổi bật là tổng tài sản đạt 231.423 tỷ đồng, tăng 9,34% so với năm 2021; Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 1,83% và 18,1% qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động của SeABank nằm trong top cao của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhờ kiểm soát hiệu quả thu chi, tích cực xử lý nợ xấu và tăng cương quản trị rủi ro nên tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của ngân hàng tiếp tục giảm xuống 35,3% và Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,60%.
Đặc biệt, thu thuần ngoài lãi (NOII) tăng trưởng ấn tượng 43% so với năm 2021, đạt 2.641 tỷ đồng, chiếm 12,7% tổng doanh thu của ngân hàng. Việc tăng trưởng NOII cho thấy hiệu quả hoạt động ổn định và bên vững của SeABank nhờ việc đa dạng hóa cấu trúc sản phẩm, phát triển ngân hàng số cũng như các dịch vụ phi tín dụng, đồng thời khai thác hiệu quả tệp khách hàng hiện hữu và phát triển mạng lưới khách hàng mới trên thị trường.
Những chỉ số tích cực này đã giúp SeABank đạt lợi nhuận trước thuế gần 5.069 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
Bên cạnh đó, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 19.809 tỷ đồng và đang trong lộ trình tăng vốn lên 20.403 tỷ đồng, một phần thông qua chương trình ESOP cho hơn 2.500 cán bộ nhân viên (CBNV) có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng.
.jpg)
Năm 2022, SeABank không ngừng triển khai và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động ngân hàng, tiêu biểu là triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản trị rủi ro Basel III, áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) và được Moody’s xếp hạng Ba3 cho nhiều danh mục.
Đồng thời, SeABank cũng thành công mở rộng các cơ hội hợp tác, đầu tư quốc tế và thu hút nhiều khoản đầu tư, gói tín dụng với tổng giá trị lên tới 500 triệu USD từ Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và các quỹ đầu tư quốc tế để nâng cao năng lực tài chính, gia tăng nguồn vốn hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hỗ trợ tín dụng xanh. Qua đó, ngân hàng có thể nâng cao tiềm lực, đa dạng kênh huy động để gia tăng nguồn vốn giá rẻ hỗ trợ cho khách hàng.
Chiến lược “Hội tụ số” đang được SeABank đẩy mạnh cũng đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Cụ thể, SeABank đã tập trung số hóa sản phẩm dịch vụ cũng như số hóa quy trình nghiệp vụ, hướng tới tự động hóa, đơn giản hóa quy trình làm việc cho CBNV thông qua các phần mềm như: Hệ thống văn phòng điện tử SeAOffice, hệ thống giao dịch tự động tại quầy SeATeller, trợ lý ảo FPT.AI tự động nhắc nợ và gia hạn sổ tiết kiệm, triển khai ứng dụng ngân hàng số SeAMobile cho khách hàng cá nhân và SeAMobile Biz cho khách hàng doanh nghiệp….
Bên cạnh đó SeABank cũng ứng dụng mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, công nghệ điện toán đám mây Google Cloud, máy học (ML) để xây dựng các ứng dụng đáp ứng kinh doanh.
Từ đó giúp ngân hàng tối ưu hóa chi phí và thời gian vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho toàn bộ CBNV và khách hàng. Đặc biệt, năm 2022 tăng trưởng người dùng ebank của SeABank cũng đạt mốc ấn tượng với 941.608 user mở mới.
Trong năm 2022, SeABank cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp cơ sở vật chất các điểm giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 180 điểm tại 31 tỉnh thành trên toàn quốc.
Những nỗ lực, thành tựu của SeABank trong năm 2022 được ghi dấu bằng loạt giải thưởng danh giá: Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022 (Bộ Công thương), “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2022” (Top 1000 World Banks 2022) do The Banker bình chọn, “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022” (Best Companies to Work for in Asia 2022) do HR Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sự tại Châu Á bình chọn, “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2022” (Best Bank in Vietnam 2022) tại Lễ trao giải “Ngân hàng của năm - Bank of the Year 2022” (The Banker), Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á Thái Bình Dương (The Asian Banker),....
SeABank chính thức bổ nhiệm Ông Loic Faussier làm Tổng giám đốc
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.