Doanh nghiệp
Siêu lợi nhuận của công ty đứng đầu thị trường gỗ ép Việt Nam
Công ty Gỗ An Cường đạt tổng lợi nhuận sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng trong 3 năm gần đây nhờ sự tăng trưởng của thị trường gỗ xuất khẩu.
Thành lập năm 2006, CTCP Gỗ An Cường (An Cường) hiện là một trong những nhà sản xuất lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất vật liệu gỗ công nghiệp như ván MFC, MDF, Acrylic,.. chuyên sản xuất đồ nội thất hoặc nguyên liệu xuất khẩu cho các thương hiệu nội thất của Nhật Bản, Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu.
Dù mới tồn tại 12 năm, An Cường đã rất nhanh chóng trở thành doanh nghiệp gỗ hàng đầu cả lĩnh vực nội địa lẫn xuất khẩu. Năm 2016, công ty cho biết mình chiếm khoảng 50% thị phần trong nước của ván ép MFC và 70% thị phần của ván Laminate.
Sản phẩm gỗ của An Cường được dùng trong nhiều dự án lớn trong nước từ chung cư (Vinhomes Central Park, Masteri Thảo Điền,…), khách sạn (Marriot, Novotel), cho tới cao ốc văn phòng, ngân hàng,… Công ty cũng là nhà phân phối cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Formica, Dollken, Schattdecor, Hettich.
Tốc độ phát triển của An Cường tăng mạnh sau khi công ty nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư ngoại. Hai năm trước, Whitlam Holding Pte. Limited liên danh giữa quỹ VOF thuộc VinaCapital và Deutsche Investitons ("DEG" thuộc Tập đoàn KfW Đức) đã tuyên bố rót vốn 30 triệu USD vào Gỗ An Cường.
Cuối năm 2017, Tập đoàn Sumitomo Forestry Nhật Bản, một công ty Nhật bản từng tham gia liên doanh đầu tư một số dự án bất động sản tại Việt Nam cũng trở thành đối tác chiến lược, mục tiêu đưa gỗ An Cường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Đây cũng là khoảng thời gian quy mô của An Cường có bước nhảy vọt. Năm 2015, công ty ghi nhận doanh thu gần 1.500 tỷ đồng thì tới năm 2017, con số này đã tăng gấp đôi, lên hơn 3.000 tỷ đồng. Lợi nhuận của An Cường thậm chí còn tăng mạnh hơn, từ 195 tỷ đồng năm 2015 lên 479 tỷ đồng chỉ sau 2 năm.
Quá trình mở rộng của An Cường đúng vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ gỗ công nghiệp trong nước tăng vọt giúp công ty được hưởng lợi rất nhiều. Thừa thắng xông lên, An Cường tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên 428 tỷ đồng và đang đầu tư 1.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Đất Cuốc, Bình Dương.
Mặc dù vậy, đưa công ty tăng trưởng quá nhanh trong một thời gian ngắn cũng khiến An Cường gặp những áp lực. Dễ thấy nhất, để tăng doanh số, An Cường đã tăng ưu đãi cho các đối tác của mình thông qua một số biện pháp như kéo dài công nợ, khiến các khoản phải thu của công ty tăng gần gấp đôi, lên 195 tỷ đồng trong năm 2017.
Cùng với đó, hàng tồn kho cũng tăng vọt chỉ sau 2 năm, lên 902 tỷ đồng trong năm 2017 và chiếm gần 60% tổng tài sản của doanh nghiệp. Công ty cũng ghi nhận thêm một khoản đầu tư dài hạn tới 260 tỷ đồng do chi phí bỏ ra để đầu tư nhà máy mới.
Tăng trưởng nóng, song lĩnh vực An Cường đang theo đuổi cho thấy vẫn còn nhiều dự địa để phát triển. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ gỗ trên thế giới vẫn đang ở mức cao. Hiện tại, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã thâm nhập 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số này có 3 thị trường khách hàng lớn và khắt khe hơn cả đó là Mỹ (20%), Nhật Bản (24%) và châu Âu (28%), đây lại là lợi thế lớn của An Cường so với các đối thủ trong nước nhờ chất lượng sản phẩm đáp ứng được cho các nhà sản xuất khó tính.
Từng bước chuyên nghiệp hóa hoạt động, bước đi tiếp theo của doanh nghiệp này nhiều khả năng sẽ là niêm yết trên sàn chứng khoán. Cuối tháng 5 vừa qua, Gỗ An Cường đã báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Theo đó, doanh nghiệp này đã bán thành công 1,3 triệu cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên 441 tỷ đồng. Cùng với việc thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng, Gỗ An Cường cũng sẽ trở thành công ty đại chúng.
Đến cuối năm ngoái, sau khi cổ đông Nhật Bản góp thêm vốn, tổng vốn điều lệ của Gỗ An Cường tăng lên 428 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn do cổ đông ngoại nắm giữ chiếm 30%, bao gồm Whitlam Holding Pte. Limited (20,32%) và Sumitomo Forestry (10,3%).
Ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đồng thời cũng là cổ đông sáng lập kiêm người đại diện theo pháp luật của Gỗ An Cường hiện vẫn đang nắm giữ số cổ phần chi phối tại công ty.
Tham vọng nửa tỷ đô của bà Thái Hương trong ngành gỗ
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.