Doanh nghiệp
Siêu lợi nhuận của công ty tôm giống Việt Úc
Giao dịch gần nhất cho thấy Công ty Việt Úc được các nhà đầu tư định giá khoảng trên 330 triệu USD (7.425 tỷ đồng), cao hơn khá nhiều so với Thủy sản Minh Phú (6.135 tỷ đồng).

Công ty cổ phần Thủy sản Việt Úc (Viet Uc Seafood), doanh nghiệp dẫn đầu về tôm giống tại Việt Nam đạt doanh thu năm 2018 đạt 1.424 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2017.
Dù quy mô doanh thu không lớn so với các công ty thủy sản, điểm đặc biệt của Việt Úc đó là luôn duy trì biên lợi nhuận vượt trội qua các năm. Công ty báo cáo lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 493 tỷ đồng, tương đương với biên lợi nhuận ròng đạt 35%.
Nếu so với những công ty thủy sản lớn khác như Minh Phú hay Vĩnh Hoàn, tỷ suất sinh lời của Việt Úc cao hơn nhiều. Năm 2018, “vua tôm” Minh Phú đạt 902 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần khoảng 17.000 tỷ đồng, biên lợi nhuận chỉ khoảng 5,2%. Còn Vĩnh Hoàn đạt doanh thu hơn 9.458 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 1.452 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận 15,2%.
Thay vì tập trung chế biến, xuất khẩu, Việt Úc phát triển lĩnh vực lõi là công nghệ sản xuất ra tôm giống chất lượng cao. Qua đó, công ty có giá trị hàng tồn kho rất thấp và gần như không vay nợ ngân hàng. Lượng tiền mặt của Việt Úc cũng khá dồi dào, 226 tỷ đồng tính tới cuối năm 2018.
Lãi lớn trong 2 năm các năm gần đây giúp công ty tích lũy được 1.325 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi đó vốn điều lệ của công ty chỉ là hơn 102 tỷ đồng.
Tháng 7 năm ngoái, Việt Úc đã phát hành riêng lẻ 1.003.794 cổ phần với giá 764.843 đồng trên mỗi cổ phần cho các quỹ đầu tư STIC Investment của Hàn Quốc. Quỹ này sau đó nắm giữ 9,8% cổ phần tại công ty.
Trong giao dịch này Công ty thủy sản Việt Úc được các nhà đầu tư định giá khoảng 330 triệu USD (7.425 tỷ đồng), cao hơn khá nhiều so với mức định giá hiện tại của Minh Phú (6.135 tỷ đồng) và chỉ thấp hơn khoảng 10% so với Thủy sản Vĩnh Hoàn (8.196 tỷ đồng).
Tuy nhiên sau đó, Công ty chi số tiền tương đương để mua lại cổ phiếu từ ông Lương Thành Văn, người đang là Tổng Giám đốc công ty và hủy bỏ số cổ phiếu quỹ này. Sau hai giao dịch trên, vốn điều lệ đăng ký của công ty không thay đổi.
Những cổ đông chính của Việt Úc hiện tại bao gồm Công ty Viet Uc Singapore nắm giữ 56%, Công ty Viet Uc HongKong nắm giữ 11,5%, các quỹ STIC nắm giữ 9,8% và ông Lương Thanh Văn nắm giữ 9,8%.
Hiện nay, ngoài trụ sở tại Bình Thuận, Viet Uc Seafood có 6 công ty sản xuất tôm giống tại Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Ninh Thuận, Bình Định, Nghệ An. Đồng thời công ty đang xây dựng thêm các công ty giống tôm tại Quảng Ninh và Sóc Trăng.
Tổng công suất của Viet Uc Seafood công bố là trên 50 tỷ con giống/năm. Sản lượng tốm giống công ty này cung cấp trong 3 năm qua chiếm khoảng 24% thị phần tôm giống cả nước.
Ngoài các nhà máy sản xuất tôm giống đang hoạt động, Việt Úc thời gian qua đã đầu tư lớn thêm một số lĩnh vực khác. Công ty đang cho xây dựng nhà máy sản xuất cá tra tại tỉnh An Giang; nhà máy sản xuất tôm thương phẩm tại Bạc Liêu, Bình Định; nhà máy sản xuất tôm bố mẹ tại Ninh Thuận,…
Riêng tôm thương phẩm, công ty đã đầu tư lớn vào các khu phức hợp nuôi siêu thâm canh với công nghệ cao trong nhà kính trên quy mô lớn. Với mục tiêu cung cấp ra thị trường “con tôm hoàn hảo” – truy xuất được nguồn gốc và bảo đảm an toàn VSTP, công ty đang xây dựng tiếp các khu phức hợp (từ nuôi tôm bố mẹ, tôm giống, nuôi siêu thâm canh đến chế biến tại Bạc Liêu (315 ha), Bình Định (300 ha), Quảng Ninh (300 ha).
Công ty tôm giống số 1 Việt Nam nhận đầu tư 33 triệu USD
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.
'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông
Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn DIC năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên cũng khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.