Số doanh nghiệp ngừng hoạt động cao nhất trong 10 năm qua

Quỳnh Chi Thứ năm, 11/04/2019 - 17:04

Trong khi số doanh nghiệp thành lập mới và số việc làm tạo mới không tăng nhiều so với quý IV/2018, số tạm ngưng hoạt động trong quý I/2019 lại cao bất thường, nhất là trong tháng Một với 23.082 doanh nghiệp, cao nhất trong mười năm trở lại đây.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, đây vẫn chỉ là con số thống kê. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động từ lâu nhưng đến nay mới được đưa vào thống kê.

Dẫn số liệu mới đây của Tổng cục thống kê về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, VEPR đánh giá, các doanh nghiệp khá lạc quan trong quý I/2019. 

Cụ thể, có 33,7% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tình hình kinh doanh tốt hơn quý 4/2018, 40,5% cho rằng tình hình kinh doanh ổn định và có tới 54,6% doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh doanh quý 2 sẽ tốt hơn quý 1, trong khi chỉ có 10,6% dự báo khó khăn hơn.

Báo cáo mới nhất của VEPR cho thấy, quy mô việc làm mới trong ba tháng đầu năm nay tăng 40,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Xét theo thành phần, tính đến tháng Ba, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI đều tăng trong khi lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước giảm.

Điều này cho thấy, doanh nghiệp FDI vẫn là khu vực có tăng trưởng việc làm nhanh nhất trong ba khu vực, còn khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục thu hẹp lao động, phù hợp với khuynh hướng tái cơ cấu kinh tế nhưng còn chậm.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,79% trong quý 1/2019, thấp hơn con số kỷ lục 7,45% của cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các năm trước đó. Tăng trưởng của các khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ mặc dù thấp hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn đang ở mức khá. Trong đó, dịch vụ vẫn là khu vực ổn định nhất.

Lạm phát bình quân quý I/2019 tăng 2,63% chủ yếu do sự gia tăng của giá năng lượng cũng như việc áp kịch trần thuế bảo vệ môi trường lên xăng dầu. Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng có nhiều ảnh hưởng như hạn hán và dịch bệnh làm giảm sản lượng nông nghiệp.

PGS.TS. Phạm Thế Anh cho rằng, cú sốc về giá năng lượng thường tác động mạnh nhất sau 3 - 4 tháng, hoặc thậm chí là sau sáu tháng cho đến một năm.

“Chính vì vậy, áp lực lạm phát sẽ lớn hơn trong quý 2/2019. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần theo dõi rủi ro lạm phát để có những biện pháp ứng phó phù hợp, không chủ quan với chính sách tiền tệ”, ông Anh khuyến cáo.

Thanh khoản tiền tệ trước Tết có phần eo hẹp do nhu cầu thanh toán tăng cao. Lãi suất liên ngân hàng vì thế tăng rất mạnh, trước khi giảm dần theo Tết Nguyên đán nhưng vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, các chuyên gia VEPR cho rằng, các chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế, ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ cú sốc bên ngoài.

Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng trưởng và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, việc hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng cũng được tiếp tục tiến hành.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng được đánh giá là có thể mang lại nhiều cơ hội tích cực nếu Việt Nam biết nắm bắt. Về tác động lâu dài khi chuỗi cung ứng sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc tới các nước láng giềng, Việt Nam cần cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động để đón đầu cơ hội.

Thách thức cho Việt Nam cũng không nhỏ khi cơ sở hạ tầng chưa sẵn sàng tiếp nhận làn sóng chuyển dịch sản xuất, cũng như bất lợi khi không có lợi thế quy mô như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Đáng chú ý, trong quý I/2019, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Dòng vốn từ nước này ngoài những tích cực mang lại cho việc làm và tăng trưởng thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài.

“Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khoá hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước, cũng như giữa các lĩnh vực”, ông Anh nhấn mạnh. 

Phát triển kinh tế số: Vấn đề không chỉ ở chính sách

Phát triển kinh tế số: Vấn đề không chỉ ở chính sách

Tiêu điểm -  6 năm
Kinh tế số được xác định là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi sự tập trung và tận dụng tối đa nguồn lực.
Phát triển kinh tế số: Vấn đề không chỉ ở chính sách

Phát triển kinh tế số: Vấn đề không chỉ ở chính sách

Tiêu điểm -  6 năm
Kinh tế số được xác định là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, đòi hỏi sự tập trung và tận dụng tối đa nguồn lực.
Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chạm đáy hơn 10 năm

Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chạm đáy hơn 10 năm

Quốc tế -  6 năm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ ba liên tiếp trong vòng 6 tháng, dừng ở mức 3,3% trong năm 2019.

Thủ tướng nêu 6 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2019

Thủ tướng nêu 6 động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2019

Tiêu điểm -  6 năm

Ngoài rủi ro từ bên ngoài, Thủ tướng cho rằng môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều rào cản, tình trạng biến tướng điều kiện kinh doanh được cắt giảm cần được theo dõi, phản ánh kịp thời.

Người dân ngày càng chọn môi trường thay vì kinh tế

Người dân ngày càng chọn môi trường thay vì kinh tế

Phát triển bền vững -  6 năm

Mặc dù lợi ích kinh tế như tạo việc làm hoặc đóng góp thuế cho nhà nước có tác động tới việc người dân ủng hộ mời một dự án đầu tư vào địa phương, song lợi ích về môi trường là yếu tố tác động lớn nhất tới sự ủng hộ của người dân đối với dự án đó.

Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế

Lợi ích lớn nhất của CPTPP: Cải cách thể chế, không phải kinh tế

Tiêu điểm -  6 năm

Theo các chuyên gia, lợi ích lớn nhất mà CPTPP mang lại cho Việt Nam là đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế chứ không phải khía cạnh kinh tế.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  7 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  9 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  10 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  10 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  1 ngày

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  7 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  8 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  8 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  9 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  10 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  10 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.