Khởi nghiệp
Startup thương mại điện tử mỹ phẩm nhận vốn 2 triệu USD
Nguồn vốn mới sẽ giúp sàn thương mại điện tử Aemi chinh phục thị trường trong nước, lấy mảng mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe làm cốt lõi.
Aemi - startup thương mại điện tử B2B trong lĩnh vực mỹ phẩm của Việt Nam vừa huy động thành công 2 triệu USD từ quỹ Alpha JWC Ventures, January Capital, Venturra Discovery, FEBE Ventures, cùng một số các nhà đầu tư thiên thần khác.
Thành lập vào tháng 11/2021, Aemi ra đời với mong muốn trở thành một sàn TMĐT chuyên bán sỉ các mặt hàng mỹ phẩm tại Việt Nam. Aemi được sáng lập bởi Vũ Kim Ngân và Nguyễn Quí Hiếu, từng là bạn học của nhau tại Singapore.
CEO Vũ Kim Ngân từng có 6 năm làm quản lý tại Bain & Company, với chuyên môn tư vấn mảng phân phối và bán lẻ. Trong khi đó, CTO Nguyễn Quí Hiếu từng làm kỹ sư quản lý cấp cao tại Grab và One Mount Group.
Trong quá trình giúp các đối tác phát triển hệ thống kinh doanh, Ngân nhận thấy rằng, các nhãn hàng vẫn đang dành nhiều nguồn lực tiếp cận khách hàng và phân phối một cách truyền thống, trong khi thương mại xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ.

Đối tác của Aemi là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, với lượt theo dõi từ 10.000 đến 30.000. Thông qua Aemi, họ có thể mua/bán mỹ phẩm chất lượng với giá tốt, và đặc biệt là được đảm bảo về nguồn gốc chính hãng.
"Tôi thích mua hàng trên mạng xã hội, như Facebook, hay Instagram. Nhưng nguồn gốc sản phẩm cũng là một câu hỏi lớn. Do đó, Aemi ra đời sẽ là lời giải cho bài toán này", CEO Aemi nói.
Nguồn vốn mới sẽ giúp sàn TMĐT Aemi chinh phục thị trường trong nước, lấy mảng mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe làm cốt lõi. Bên cạnh đó, nền tảng vẫn tiếp tục hoàn thiện tính năng, từ việc quản lý danh mục, quản lý đơn hàng đến hỗ trợ tương tác bán hàng.
Ngoài ra, startup này cũng đang hoàn thiện thư viện marketing trên nền tảng để tiểu thương tận dụng các nguồn tài nguyên (hình ảnh, nội dung...) có chất lượng cao để hỗ trợ truyền thông về sản phẩm.
Mong muốn của Aemi là được trở thành điểm đến tin cậy của các nhà bán hàng quy mô nhỏ và vừa. Qua việc kết hợp giữa nền tảng thương mại điện tử B2B và các công cụ chuyển đổi số, các nhà bán hàngsẽ có cơ hội nhập hàng chất lượng, chuẩn hoá quy trình và tối ưu hoá vốn lưu động trong mảng mỹ phẩm.
Mạng di động ảo thứ 4 được cấp phép
Mạng di động ảo thứ 4 được cấp phép
Công ty TNHH Dịch vụ số DIGILIFE Việt Nam vừa được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông.
Cổ phiếu GoTo tăng mạnh sau IPO
Hiện GoTo là một trong số các công ty vốn hóa lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia, với vốn hóa công ty lên 32 tỷ USD.
Startup nông nghiệp Việt Nam huy động 4,5 triệu USD
Công nghệ của startup Koidra cho phép nông dân giám sát trồng trọt và cây trồng, đồng thời giúp đưa các quyết định tối ưu về khí hậu cho khu vực canh tác.
Doctor Anywhere hướng đến mảng chăm sóc sức khỏe chuyên biệt
Với DA Blanc, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MBBank) hiện là đối tác tiên phong đưa đặc quyền "chăm sóc sức khỏe" đối với khách hàng Private thông qua Doctor Anywhere Việt Nam.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.