Doanh nghiệp
Startup trí tuệ nhân tạo Nhật - Việt gọi vốn thành công 9 triệu USD
Sản phẩm cốt lõi của startup này là phần mềm Flax Scanner có khả năng thu thập và trích xuất thông tin tự động từ nhiều loại văn bản như hóa đơn tài chính, thẻ căn cước, hợp đồng, báo cáo kinh doanh…

Cinnamon - một startup Nhật với toàn bộ công nghệ và sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi các kỹ sư người Việt, mới đây đã gọi vốn thành công với số tiền hơn 200 tỷ đồng (xấp xỉ 9 triệu USD).
Nguồn vốn được huy động từ các quỹ đầu tư mạo hiểm như: SBI, FFG, TIS quỹ đầu tư mạo hiểm của Sony, Tập đoàn công nghệ ITOCHU và thông qua vốn tài chính từ 2 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho và Sumitomo Mitsui.
Quá trình gọi vốn được startup này tiến hành trong hơn 6 tháng, từ tháng 11/2017 tại Nhật Bản. Vượt qua các thử thách như chứng minh tầm nhìn và năng lực mở rộng toàn cầu, quá trình kiểm toán vận hành, tài chính và công nghệ, startup này hoàn tất quá trình gọi vốn hơn 200 tỉ đồng vào cuối tháng 5/2018.
Được biết, sản phẩm cốt lõi của Cinnamon là phần mềm Flax Scanner, có khả năng thu thập và trích xuất thông tin tự động từ nhiều loại văn bản như hóa đơn tài chính, thẻ căn cước, hợp đồng, báo cáo kinh doanh… chỉ bằng thao tác chụp lại văn bản giấy hay văn bản điện tử.
Theo đó, Flax Scanner có thể áp dụng với mọi loại tài liệu kinh doanh chưa được con người xử lý trước. Có khả năng nhận diện chữ viết tay với độ chính xác cao. Độ chính xác của tiếng Nhật là 99,2% đối với dữ liệu nghiên cứu và 95 - 98% với dữ liệu kinh doanh thực tế.
Đặc biệt, Flax Scanner có thể được cài đặt vào hệ thống công nghệ thông tin nội bộ (on-premise) hoặc đưa lên điện toán đám mây (cloud) dựa trên chính sách bảo mật thông tin của khách hàng.
Sản phẩm này được cho là giúp tiết kiệm đến 70% thời gian dành cho công việc hành chính. Kể từ khi Flax Scanner ra mắt vào tháng 4 năm 2017, Cinnamon đã có hơn 200 khách hàng tiềm năng và cung cấp các giải pháp AI hàng đầu tại Nhật Bản.
Phía Cinnamon cho biết, nguồn vốn mới giúp đơn vị này đầu tư vào các hoạt động như: tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là các vị trí quản trị điều hành và nhân sự AI có trình độ trên toàn cầu; phát triển công nghệ cốt lõi và đầu tư nâng cao chất lượng giải pháp tới người dùng cuối; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bằng cách củng cố danh tiếng của công ty và mở rộng mạng lưới khách hàng tại Nhật Bản, theo sau là các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Việt Nam, Anh và Singapore.
Hoạt động gọi vốn sẽ tiếp tục được diễn ra cho đến hết tháng 08/2018 tại Nhật Bản. Dự kiến, startup này sẽ huy động khoảng 227 tỷ đồng (10 triệu USD) trong vòng gọi vốn Series B - vòng gọi vốn nhằm kiện toàn bộ máy doanh nghiệp.
“Trở ngại lớn nhất của các startup về AI khi gọi vốn là phải chứng minh được tính thương mại hoá của sản phẩm. Chưa kể, trong một cuộc đua không cân sức với các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu (như Google, Amazon..., họ còn phải có tầm nhìn tổng hợp về xu hướng công nghệ và nhu cầu thị trường, từ đó tìm ra các lĩnh vực ngách để dẫn đầu”, Ông Nghiêm Xuân Bách - Giám đốc điều hành Cinnamon tại Việt Nam chia sẻ.
“Việc gọi vốn thành công là đòn bẩy quan trọng giúp chúng tôi triển khai những kế hoạch mới trong giai đoạn mở rộng, như vươn tới thị trường quốc tế, đầu tư công nghệ nhằm xây dựng hệ sinh thái các ứng dụng tự động hóa thế hệ 3 cho doanh nghiệp, v.v. Chúng tôi đặt mục tiêu đưa công ty lên sàn chứng khoán Tokyo với định giá 1 tỉ USD (gần 22.800 tỉ VNĐ) vào cuối năm 2020”, bà Miku Hirano - Giám đốc điều hành Cinnamon nhấn mạnh.
Thành lập từ tháng 10/2016, hiện startup này đang có đội ngũ với 60 kỹ sư Việt Nam chất lượng cao tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm về Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Hà Nội, Hồ Chính Minh, Đà Nẵng và Đà Lạt.
Sau Việt Nam, startup này dự định vươn tới các thị trường quốc tế khác như Đài Loan, Ấn Độ và Hàn Quốc nhằm mở rộng trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ AI.
Trong kỷ nguyên cách mạng 4.0, AI hiện đang là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp quan tâm. Xu hướng này tất yếu đòi hỏi một sự bổ sung nhân sự lớn về Công nghệ thông tin từ thị trường, đặc biệt trong 5 năm tới.
Dự kiến, Cinnamon sẽ đón đầu xu hướng này bằng việc đào tạo, dựng đội ngũ 200 kỹ sư và nghiên cứu viên phát triển công nghệ cao vào cuối năm 2019 tại Việt Nam.
Ứng dụng WeFit kết nối phòng tập gym, yoga 'tăng tốc' với vòng gọi vốn mới
Cô gái Việt bỏ Paris về Tây Nguyên khởi nghiệp với nông nghiệp hữu cơ
Sau 10 năm du học và làm việc ở trời Âu, cô gái trẻ Tyna Giang với giấc mơ “tìm kiếm sự hòa hợp vĩnh hằng giữa con người và thiên nhiên” đã quyết định trở về Việt Nam làm nông nghiệp hữu cơ ở tuổi 33.
Bỏ lương ngàn đô ở Viettel, cựu sinh viên Bách Khoa khởi nghiệp chinh phục thị trường 12 tỷ USD
Đích đến của CEO Đậu Ngọc Huy là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu trong 5 năm tới.
Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD
Ứng dụng hỗ trợ mua sắm Clingme do ông Trần Hải Quang sáng lập là số ít startup tại Việt Nam huy động được 3 triệu USD sau 5 năm hoạt động.
‘Khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ mới có Start mà chưa có Up’
Theo ông Nguyễn Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn là đổi mới sáng tạo
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM nhận 45.800 đơn đặt cọc xe VinFast Green sau 72 giờ mở bán
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt đứng trước nguy cơ bị cấm xuất khẩu vào Hoa Kỳ
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines ra mắt 2 đường bay mới đến Ấn Độ
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Sun Group khởi công dự án nhà ở xã hội đầu tiên tại Hà Nam
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.