Tiêu điểm
‘Khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ mới có Start mà chưa có Up’
Theo ông Nguyễn Duy Hiếu, Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn là đổi mới sáng tạo
Lãnh đạo Giám đốc Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF) cho rằng, đa số doanh nghiệp được gọi là khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn đang ở quy mô vừa và nhỏ do chưa có công nghệ và chưa có khả năng bùng nổ.
Khởi nghiệp hay còn gọi là startup cần sự bùng nổ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên tư duy về khởi nghiệp hiện nay của nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chỉ theo kiểu lối mòn như trồng cây gì, nuôi con gì kể cả ở Hà Nội và TP. HCM là những nơi hoạt động khởi nghiệp diễn ra rất sôi động.
Nhiều doanh nghiệp Việt đang chứa đựng yếu tố sao chép nhiều hơn là đổi mới sáng tạo; họ thường có xu hướng đi tìm các mô hình kinh doanh đã được chứng minh là thành công ở các quốc gia khác, đưa về và cắt gọt cho phù hợp với Việt Nam.
Mặc dù có mang lại những kết quả nhất định nhưng đó vẫn chỉ là ‘copy, paste’ chứ không phải là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hay phá vỡ. Những doanh nghiệp bắt chước startup nước ngoài có thể thành công ở giai đoạn đầu nhưng về lâu dài thì sẽ tụt hậu.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp khởi nghiệp đó sẽ không thể cạnh tranh và dần mất đi thị trường bởi lẽ các doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian dài phát triển, mạng lưới quan hệ và đối tác rộng khắp.
“Chúng ta đang ở một giai đoạn quá sớm khi nhiều người đang đổ dồn đi khởi nghiệp nhưng lại chưa thực sự hiểu đúng thế nào là khởi nghiệp. Do đó, những chương trình nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong tư duy của mỗi người là hết sức quan trọng. Nếu không có bước này, khởi nghiệp sáng tạo cuối cùng vẫn chỉ là mô phỏng, bắt chước và sao chép”, lãnh đạo SVF khẳng định.
Lấy kinh nghiệm từ Thụy Sỹ, ông Hiếu chỉ ra 3 yếu tố cốt lõi để được đánh giá là một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.
Thứ nhất, đứng sau một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công là một người lãnh đạo trưởng thành có khả năng học hỏi, khả năng vấp ngã. Thứ hai là yếu tố công nghệ kỹ thuật, tiêu chí làm nên sức mạnh của startup và thứ ba là mô hình kinh doanh.
Theo đó, nếu như yếu tố công nghệ làm nên sức sống của một cái cây thì mô hình kinh doanh được xem như là phương thức trồng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại vẫn đang lẫn lộn hai yếu tố này, cho rằng mô hình kinh doanh là một dạng công nghệ mềm.
Để các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, bền vững, ông Hiếu chỉ ra điều quan trọng nhất là cần bắt chước các nhà khởi nghiệp đã thành công ở nước ngoài trong việc tạo ra một môi trường sáng tạo và trải nghiệm.
Ở một góc độ khác, luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group cho rằng, tạo dựng một hành lang pháp lý rõ ràng và vững chắc là điểm nhấn và điểm ưu tiên để tạo một môi trường khởi nghiệp tốt, khuyến khích đầu tư vào các startup đặc biệt trong bối cảnh thị trường mới nổi đang thiếu vắng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tốt và có khả năng tăng trưởng mạnh.
Theo ông Lộc, hiện nay, Việt Nam đã có Luật hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định 38/2018/NĐ-CP về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên cần xem xét đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay chưa.
Chẳng hạn, đối với việc đầu tư vào startup được quy định trong khoản 3 điều 18 của Luật hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà đầu tư sẽ được miễn giảm thuế trong một giai đoạn nhất định.
Tuy nhiên, 2 Nghị định của Chính phủ ra đời chưa đề cập các văn bản thuế, như vậy câu hỏi được đặt ra là đến bao giờ các doanh nghiệp đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp mới được hưởng lợi.
Một ví dụ khác là tại khoản 3 điều 5 của Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có ghi đầu tư không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư. Lãnh đạo LP Group cho rằng điều này sẽ gây ra một sự mơ hồ, không rõ ràng và quá nhập nhằng.
Bên cạnh đó, với quy định nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, luật sư Lộc cho rằng giới hạn này là không cần thiết. Vì điều này vô hình chung sẽ trở thành một rào cản trong việc đầu tư vào các startup.
"Các văn bản luật sắp tới được ban hành cần tạo một hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư thiên thần tham gia vào quá trình đầu tư vào các startup", ông Nguyễn Văn Lộc nhìn nhận.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cần tạo một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong việc cung cấp nguồn vốn - ‘bầu sữa’ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong vấn đề này, ông Lộc đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các hiệp hội cũng như các doanh nghiệp lớn đi trước, đã thành công; bởi lẽ đầu tư 1 đồng cho khởi nghiệp có thể tạo ra hàng trăm đồng để đầu tư cho các mục tiêu xã hội khác.
“Vốn đầu tư cho khởi nghiệp không chỉ là vốn tài chính mà còn là vốn xã hội trong đó có mạng lưới kết nối từ các doanh nghiệp đã thành công, đi trước, dẫn đầu. Các doanh nghiệp này cần đặt các nhà khởi nghiệp trên vai mình”, Chủ tịch VCCI cho biết.
Chủ tịch VCCI đề xuất lập mạng lưới khởi nghiệp khu vực GMS
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đề xuất nghiên cứu triển khai chương trình kết nối hệ thống cáp quang siêu tốc, dỡ bỏ phí điện thoại roaming, thành lập hiệp hội hợp tác xử lý các vấn đề về an ninh mạng giữa các quốc gia GMS.
'Nữ tướng vàng bạc' Cao Thị Ngọc Dung: Cần chăm chút đặc biệt hệ sinh thái khởi nghiệp của TP. HCM
Nhiều ý kiến cho rằng, để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp không chết yểu nhiều như những năm gần đây, TP. HCM cần có những giải pháp chăm chút hệ sinh thái khởi nghiệp đặc biệt đề cao vai trò hội đồng cố vấn trong khởi nghiệp.
CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!
Có rất nhiều doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ có thể học hỏi từ những cố vấn giàu kinh nghiệm và những cuốn sách. Nên tinh thần học hỏi là điều không thể thiếu ở người doanh nhân khởi nghiệp.
PVcomBank ra mắt phòng chờ tại sân bay Đà Nẵng
PVcomBank hôm nay chính thức đưa vào vận hành phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, mang đến không gian dịch vụ đẳng cấp.
Quỹ phát triển Tài năng Việt trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia
Nhằm chắp cánh cho các tài năng thể thao được sống trọn với đam mê, ngày 7/11, Quỹ phát triển Tài năng Việt đã trao học bổng cho 12 vận động viên quốc gia.
Giá đất bị đẩy lên cao, dự án 'đứng hình'
Khi các chi phí phát sinh trong thời gian chờ định giá đất theo bảng giá đất mới tăng cao, để đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng, doanh nghiệp sẽ tăng giá bán bất động sản.
‘Mở khoá’ dòng vốn đầu tư vào hồ Hoà Bình
Hồ Hoà Bình có khả năng vươn tầm trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia nhưng vẫn cần doanh nghiệp có đủ tầm ‘mở khoá’ cho dòng vốn đầu tư đang chực chờ.
Khó khăn nguyên liệu, PNJ phải tái chế trang sức bán lại
Những khó khăn trên thị trường vàng cùng với mức thuế suất tăng đột biến khiến PNJ có một quý kinh doanh thấp nhất trong nhiều năm.
Sắp ra mắt siêu đô thị trái tim CaraWorld
Cam Ranh đang đứng trước vận hội lớn khi sở hữu bệ phóng từ hạ tầng du lịch, thì ngay trái tim thành phố biển một siêu đô thị 800ha đang dần trỗi dậy.
Đập tan định kiến: Bản lĩnh lãnh đạo gen Z ở Nabu Global
Nguyễn Thị Minh Thúy, đồng sáng lập Nabu Global, đang đập bỏ định kiến để khắc họa chân dung một lãnh đạo gen Z bản lĩnh và quyết đoán.