Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD

Việt Hưng Thứ tư, 09/05/2018 - 12:00

Ứng dụng hỗ trợ mua sắm Clingme do ông Trần Hải Quang sáng lập là số ít startup tại Việt Nam huy động được 3 triệu USD sau 5 năm hoạt động.

Ông Trần Hải Quang - CEO và cũng là nhà sáng lập Clingme

Câu chuyện Clingme bắt đầu từ tháng 7/2013, đội ngũ gồm 2 kỹ sư, một thiết kế, và người dẫn dắt ý tưởng, cùng kỳ vọng phát triển ứng dụng miễn phí giúp người dùng mua sắm thuận tiện hơn mỗi ngày thông qua điện thoại iPhone và Android.

Giá trị cốt lõi của startup này là “Đi gần chọn đúng”, với ý nghĩa tiết kiệm thời gian tìm kiếm, di chuyển, chọn đúng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, đúng thời điểm.

Tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương, ông Trần Hải Quang đã sớm chọn con đường du học Mỹ và hoàn thành tấm bằng MBA danh giá. Dù cơ hội lập nghiệp ở xứ sở cờ hoa rộng mở, nhưng sau đó ông vẫn quyết định quay trở về Việt Nam, để làm được một điều gì đó.

Ông Quang, CEO và cũng là nhà sáng lập Clingme kể lại: "Ban đầu, chúng tôi khởi nghiệp với ý tưởng MOEX (xe ôm viết ngược), đưa ra thị trường Việt Nam dịch vụ giao nhận bằng xe ôm".

Đối tượng chính mà MOEX hướng đến là các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Khoảng năm đầu hoạt động, dịch vụ mà ông Quang cung cấp khá ế ẩm. Ngay cả khi thực hiện chiến lược "free ship" cũng chẳng có mấy khách hàng ngó ngàng tới startup này.

Trần Hải Quang sau đó mới phát hiện ra, sở dĩ MOEX "ế" là bởi bản thân khách hàng - các cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng đang "ế". Điều này đã khiến ông suy nghĩ rất nhiều. Bởi muốn có nhiều đơn giao, nhận hàng, trước hết phải giúp các cửa hàng này chống "ế" đã. Và ý tưởng Clingme ra đời từ đây.

Sau 5 năm đi vào hoạt động, Clingme là số ít startup tại Việt Nam đã huy động được số vốn trên 3 triệu USD. Đáng kể nhất, đội ngũ Clingme đã phát triển được một mô hình kinh doanh thu hút nhiều đối tác bán lẻ, người tiêu dùng, và nhà đầu tư.

Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD
Clingme là số ít startup tại Việt Nam đã huy động được số vốn trên 3 triệu USD

Tại sao không phải là thương mại điện tử?

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Hải Quang cho biết, TMĐT tuy hấp dẫn nhưng chỉ chiếm 5-7% người tiêu dùng. Trong khi đó, thị trường O2O (Online to Offline) có quy mô gấp 20 lần, và được dự báo sẽ đạt 190 tỷ USD vào năm 2020.

Trong bối cảnh 95% giao dịch bán lẻ tại Việt Nam là giao dịch trực tiếp, mô hình O2O ngày càng giao thoa và bổ trợ nhau, giúp việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

Kênh offline là điều kiện cần giúp kênh online tối ưu hóa trải nghiệm sản phẩm, trong khi kênh online là điều kiện đủ để kéo khách đến cửa hàng, giúp gia tăng doanh thu. Do đó, Clingme đang đi đúng theo mô hình kinh doanh này và kỳ vọng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cho xu thế O2O ở Việt Nam.

Về bản chất, Clingme ký hợp đồng với nhà bán lẻ để giới thiệu khách hàng tới mua sắm. Khách hàng do Clingme giới thiệu nhận được ưu đãi thông qua % tiền mặt được hoàn lại nhất định (cashback). Nhà bán lẻ sẽ trả cho Clingme tiền cashback và phí hoa hồng theo doanh số Clingme giúp tạo ra.

Người dùng Clingme có thể tìm các cửa hàng có ưu đãi cashback gần mình nhất khi mua sắm. Clingme cũng chủ động đưa các gợi ý về các địa điểm khách hàng nên tới theo sở thích, thói quen tiêu dùng, mức chi tiêu của mỗi người, và đặc biệt dựa trên hoàn cảnh cụ thể (ví dụ giờ ăn trưa, thời tiết, dịp quan trọng của chính cá nhân người dùng…).

Ông Quang lấy ví dụ, cùng là chọn quán ăn Nhật, nhưng một doanh nhân và một sinh viên sẽ có nhu cầu khác nhau. Họ sẽ quan tâm tới chất lượng phục vụ, có chỗ đỗ xe không, có hợp tiếp khách không, có xuất hóa đơn không...

Hướng tới thị trường 190 tỷ USD

Theo CEO Clingme, cashback chỉ là lợi ích ngắn hạn, để người dùng dễ nhận biết, dễ tiếp cận. Lợi ích lâu dài mà ứng dụng đem đến là giúp người trẻ không bỏ lỡ cơ hội, tiết kiệm tiền, tiết kiệm thời gian. Hay nói cách khác là đưa ra những gợi ý phù hợp nhất với nhu cầu người dùng.

Ngoài tính năng cashback, Clingme còn đem đến nhiều tính năng khác như: tính năng “Gần tôi” giúp người dùng tìm kiếm nhà hàng, cây xăng, cột ATM..ở gần nhất; tính năng “Nạp tiền điện thoại” giúp khách hàng mua thẻ, thanh toán tiền điện thoại bằng chính tiền cashback tích lũy hoặc từ tài khoản ngân hàng liên kết; tính năng “Đặt hàng” với thao tác đặt giao hàng đơn giản, tính năng “Đặt chỗ” và “Thanh toán” với QRcode đem đến trải nghiệm tiện lợi và đơn giản. 

Khác với các sản phẩm đang có trên thị trường, Clingme được Trần Hải Quang ví như một người bạn sành ăn, một người trợ lý, hiểu được và tư vấn được cho khách hàng.

Bởi theo CEO này, mục tiêu mà startup của ông hướng tới là đưa thông tin phù hợp nhất với người sử dụng, thay vì cố gắng tạo ra một cuốn menu, một trang vàng tràn ngập các quán ăn, nhà hàng, rồi bắt người dùng phải liên tục cuộn xem, tìm kiếm như các đối thủ.

Ông Trần Hải Quang nhận định, thị trường mà Clingme hướng đến là khá rộng mở, bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong hoạt động tiêu dùng tại Việt Nam. Clingme ra đời nhằm giúp các cửa hàng bán lẻ truyền thống thay đổi theo hướng hiện đại hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn.

Thứ nhất, Clingme giúp họ tăng lượng khách hàng mới, tăng doanh số, với mỗi khách hàng mới, họ được đảm bảo có lợi nhuận, thay vì phải "cắt lãi" để quảng cáo như hiện nay. 

Thứ hai, Clingme còn giúp các cửa hàng bán lẻ truyền thống hiểu rõ khách hàng hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. 

Đổi lại, đối tác sẽ chia sẻ một phần doanh thu với Clingme. Một phần là cashback cho khách hàng, một phần là doanh thu cho Clingme. Trong đó, đối tác của startup này chủ yếu là các cửa hàng F&B, mua sắm quần áo, spa - liên quan tới tiêu dùng cá nhân, các sản phẩm, dịch vụ được khách hàng sử dụng thường xuyên.

Nói về những dự định sắp tới, ông Quang đặt ra 2 mục tiêu quan trọng là: tuyển thêm các nhân sự giỏi và gia tăng các đối tác bán lẻ.

“Với chúng tôi, từ lâu Clingme không còn là startup nữa. Chúng tôi đặt cho mình nhiệm vụ là doanh nghiệp công nghệ đi đầu trong cuộc cách mạng bán lẻ 4.0” - ông Trần Hải Quang nói.

Khi 'kiều nữ' khởi nghiệp ngành thời trang

Khi 'kiều nữ' khởi nghiệp ngành thời trang

Doanh nghiệp -  7 năm
Để thành công trong lĩnh vực bán lẻ thời trang, nhà đồng sáng lập Coco Sin cho rằng, không phải cứ ai mặc đẹp, có mắt thẩm mỹ cũng sẽ làm được. Bởi thời trang vốn thay đổi rất nhanh, chỉ riêng một thương hiệu, hay một nhà thiết kế không thể định hướng được cả thị trường.
Khi 'kiều nữ' khởi nghiệp ngành thời trang

Khi 'kiều nữ' khởi nghiệp ngành thời trang

Doanh nghiệp -  7 năm
Để thành công trong lĩnh vực bán lẻ thời trang, nhà đồng sáng lập Coco Sin cho rằng, không phải cứ ai mặc đẹp, có mắt thẩm mỹ cũng sẽ làm được. Bởi thời trang vốn thay đổi rất nhanh, chỉ riêng một thương hiệu, hay một nhà thiết kế không thể định hướng được cả thị trường.
Khi 'kiều nữ' khởi nghiệp ngành thời trang

Khi 'kiều nữ' khởi nghiệp ngành thời trang

Doanh nghiệp -  7 năm

Để thành công trong lĩnh vực bán lẻ thời trang, nhà đồng sáng lập Coco Sin cho rằng, không phải cứ ai mặc đẹp, có mắt thẩm mỹ cũng sẽ làm được. Bởi thời trang vốn thay đổi rất nhanh, chỉ riêng một thương hiệu, hay một nhà thiết kế không thể định hướng được cả thị trường.

Khởi nghiệp công nghệ 4.0

Khởi nghiệp công nghệ 4.0

Video -  7 năm

'Nữ tướng vàng bạc' Cao Thị Ngọc Dung: Cần chăm chút đặc biệt hệ sinh thái khởi nghiệp của TP. HCM

'Nữ tướng vàng bạc' Cao Thị Ngọc Dung: Cần chăm chút đặc biệt hệ sinh thái khởi nghiệp của TP. HCM

Tiêu điểm -  7 năm

Nhiều ý kiến cho rằng, để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp không chết yểu nhiều như những năm gần đây, TP. HCM cần có những giải pháp chăm chút hệ sinh thái khởi nghiệp đặc biệt đề cao vai trò hội đồng cố vấn trong khởi nghiệp.

CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!

CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Có rất nhiều doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ có thể học hỏi từ những cố vấn giàu kinh nghiệm và những cuốn sách. Nên tinh thần học hỏi là điều không thể thiếu ở người doanh nhân khởi nghiệp.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  14 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  2 ngày

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  2 ngày

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  13 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  13 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  14 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  15 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  15 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  15 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.

Đọc nhiều