Khởi nghiệp
Startup Việt chinh phục thị trường bán lẻ bằng AI
Palexy đã huy động được 1 triệu USD từ Do Ventures và Access Ventures vào tháng 12 năm ngoái, và được ví như Google Analytics dành cho các cửa hàng truyền thống.
Thành lập năm 2019, Palexy sử dụng công nghệ bao gồm thị giác máy tính (Computer Vision) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), giúp các nhà bán lẻ đo lường hành vi của khách hàng và năng suất của nhân viên.
Theo đó, Palexy số hóa các nguồn dữ liệu có sẵn của hãng bán lẻ, bao gồm hệ thống camera giám sát, dữ liệu bán hàng, lịch khuyến mại, thậm chí tình hình thời tiết,…
Những dữ liệu này được thu thập, phân tích, và tổng hợp thành các bảng điều khiển giúp doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh, sản xuất.
Các giải pháp công nghệ của startup này không yêu cầu khách hàng phải cài đặt phần cứng hoặc thuê thêm nhân viên, có thể chạy 24/7 và đóng nhiều vai trò, vừa như nhân viên bán hàng, vừa như nhân viên bảo vệ, lại vừa như cố vấn kinh doanh.

Theo Palexy, các cửa hàng có thể tăng doanh số thông qua phân tích các cảnh quay được kết hợp với thị giác máy.
Chẳng hạn, để tìm hiểu tại sao cùng một mẫu giày mới ra mắt nhưng doanh số chênh lệch khá lớn tại nhiều cửa hàng khác nhau, startup đã thực hiện quét cảnh quay video của cửa hàng để lập "bản đồ nhiệt" về thời gian mua sắm ở các cửa hàng.
Dựa trên phân tích, có thể thấy người tiêu dùng nán lại lâu hơn ở những khu vực gần điều hòa, như vậy, bên bán có thể tăng doanh số bằng cách sắp xếp lại vị trí hàng hóa.
Nhà đồng sáng lập và CEO Thông Đỗ cho biết, châu Á đang trở thành trọng tâm của trí tuệ nhân tạo. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn thiếu những công nghệ - nơi thị giác máy tính đã thực hiện luôn phần việc của thu ngân tại Amazon, thậm chí các chatbot tự động.

Trên thực tế, thị giác máy tính đem đến khả năng xác định con người và sự vật có độ chính xác cao. Các cửa hàng có thể gắn nhãn các điểm trong video, từ quầy thanh toán đến lối đi, giúp máy học đọc dữ liệu phân biệt giữa khách hàng và nhân viên.
Ví dụ, phần mềm có thể xác định một khách hàng là nam giới, từ 20 đến 30 tuổi và anh này đã mua những gì món hàng nào. Palexy đã thực hiện công nghệ này trên 20 triệu lượt mua sắm.
Hiện Palexy đã có kế hoạch mở rộng sang Trung Đông và các khu vực khác của châu Á vào năm 2022, cũng như toàn cầu năm 2023. Startup hiện có mặt tại 6 thị trường, bao gồm Nhật Bản và Thái Lan, với khoảng 100 khách hàng từ giày Aldo đến các cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Palexy đã huy động được 1 triệu USD từ Do Ventures và Access Ventures vào tháng 12 năm ngoái, và được ví như Google Analytics dành cho các cửa hàng truyền thống.
Startup Việt ứng dụng AI đo chất lượng không khí
Khủng hoảng là chất xúc tác để startup Việt Nam phát triển
Trong khó khăn luôn có những cơ hội xuất hiện và doanh nghiệp nào nhanh nhạy, thay đổi kịp với thời cuộc có thể mang lại giá trị, đột phá mới.
MoMo muốn huy động thêm vốn để trở thành Kỳ lân
Đại diện MoMo từng tiết lộ, công ty đang có kế hoạch IPO trong thời gian tới và đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện này.
Startup Y42 gọi vốn 31 triệu USD vòng Series A
Y42 là một startup trong lĩnh vực dữ liệu có trụ sở tại Berlin, Đức - được sáng lập bởi doanh nhân gốc Việt là ông Đặng Hiếu Hưng.
Startup Citics huy động thành công 1,3 triệu USD
Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng Citic vẫn mở rộng hoạt động trên 25 tỉnh thành tại Việt Nam và ký hợp tác thêm 8 ngân hàng mới, nâng tổng số ngân hàng hợp tác lên 17.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.