Sứ mệnh của công nghệ cao trong kỷ nguyên vươn mình

An Chi Chủ nhật, 16/02/2025 - 09:21

Đổi mới sáng tạo, công nghệ cao chính là yếu tố cốt lõi đưa đất nước vươn mình, phát triển theo chiều sâu để đạt tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.

Đổi mới sáng tạo là ưu tiên hàng đầu đối với tăng trưởng

Trong giai đoạn 2025-2030, khi Việt Nam bước vào "kỳ nguyên vươn mình của dân tộc", tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt mức cao, từ 8% năm 2025 và có thể tăng trưởng 2 con số từ năm 2026.

Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu dần, để đạt được tốc độ tăng trưởng chưa từng có này, theo nhiều chuyên gia, bên cạnh việc tích lũy đáng kể nguồn lực phát triển trong 40 năm đổi mới, việc đổi mới thực chất mô hình tăng trưởng, lấy công nghệ cao làm nòng cốt sẽ là yếu tố cốt lõi mang tính quyết định.

Thực tế cho thấy, các mô hình tăng trưởng chuyển từ quốc gia thu nhập trung bình lên quốc gia có thu nhập cao để trở thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn ngắn đều dựa vào công nghệ cao như Hàn Quốc, Sinapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều cố gắng làm chủ và phát huy triệt để công nghệ cao, công nghệ lõi để tạo được giá trị gia tăng cao nhất nhằm gia tăng liên tục tiềm năng tăng giá trị của nền kinh tế.

Các loại công nghệ được ưu tiên là công nghệ vật liệu bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, tự động hóa, dữ liệu, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ...

Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Alpha Books cho rằng, việc đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, khoa học, công nghệ chính là bước đi tất yếu nếu Việt Nam muốn đạt được tăng trưởng bền vững và nâng cao vị thế quốc tế.

Những cải cách mới này không chỉ hướng tới cải thiện hiệu quả kinh tế mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài, nơi mà con người, tri thức và công nghệ đóng vai trò trung tâm.

Nền kinh tế Việt Nam đang chờ đợi một sự thay đổi lớn từ bên trong. Đó là sự thay đổi từ trong cấu trúc của nền kinh tế xã hội, đưa nhiều hơn nữa yếu tố tri thức, trí tuệ, cùng với công nghệ cao và đổi mới sáng tạo vào trong "tất cả mọi thứ", từ các sản phẩm, hàng hoá, quy trình sản xuất kinh doanh, đến cách vận hành của nền kinh tế xã hội, cải cách thể chế, điều kiện kinh doanh...

Sự tăng trưởng bứt phá trong giai đoạn tới sẽ dựa trên cơ sở đổi mới và sáng tạo và khoa học công nghệ. Đây cũng là điều đã được chứng minh bằng kinh nghiệm thế giới.

Theo bảng xấp hàng chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) hàng năm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), có thể nhận thấy, các quốc gia này đều coi trọng đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo là phương tiên duy nhất và hiệu quả nhất để cải thiện vị thế quốc gia. Tất cả các nguồn lực trình độ cao đều tập trung vào việc cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo này.

Theo bà Nguyễn Minh Anh, Đại học Kinh tế quốc dân, trong kỷ nguyên phát triển mới, để có những bước phát triển khác biệt hơn so với 40 năm trước đó, sứ mệnh của công nghệ cao là tạo ra mô hình phát triển vươn mình của toàn bộ nền kinh tế với khả năng mở rộng quy mô lớn nhất, tốc độ nhanh nhất và tích hợp tối ưu nguồn lực phát triển tiên tiến.

Điều 1, Luật Công nghệ cao cũng đã nêu rõ, công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Công nghệ cao là yếu tố làm thay đổi cơ bản năng suất lao động, đổi mới sản phẩm và tạo giá trị lớn hơn so với công nghệ thông thương. Công nghệ cao là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hàm sản xuất được sử dụng phổ biến trong giai thích bản chất và hình thành tư duy nền tảng của các mô hình tăng trưởng trong lịch sử.

Công nghệ cao sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, cải thiện thứ hạng vị thế kinh tế, tăng trưởng cao, năng lực cạnh tranh cao và đặc biệt là vượt qua được “trần thủy tinh” ngăn cản các quốc gia vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Thực tế cũng cho thấy, trong vòng 10 năm, nếu một quốc gia nhảy được 30- 40 bậc trong xếp hạng chí số đổi mới sáng tạo liên tiếp là quốc gia đã tạo được sự thần ký trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đó là nền tảng để đổi mới cơ cấu kinh tế hiệu quả và đây cũng là kết quả của đổi mới sáng tạo liên tục.

Theo số liệu thống kê, trong 14 năm liên tiếp (2011-2024), các nước như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam đều có sự cải thiện đáng kể chỉ số này.

Từ vị thế xếp hạng 76 năm 2013 đến năm 2024 nghĩa là trong vòng 12 năm, Việt Nam nhày được 32 bậc.

Điều này cho thấy các nỗ lực tạo lập mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo được Việt Nam tích lũy hiệu quả. Đến năm 2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặt con số trên 7% cao hơn mức cao nhất được Quốc hội đề ra là 6,5%.

Có thể thấy Việt Nam đang bước vào giải đoạn tăng trưởng cao và đổi mới sáng tạo quyết liệt. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang chuyển dần vào quỹ đạo vươn mình mạnh mẽ để thay đổi cơ bản trình độ, trạng thái và chất lượng của sự phát triển.

Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho công nghệ cao trong kỷ nguyên vươn mình

Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, công nghệ cao có sứ mệnh đi đầu để thay đổi mô hình tăng trường, tăng năng suất lao động, khẳng đinh vị trí và vai trò không thể thay thế.

Công nghệ cao giúp tăng trưởng theo chiều sâu, tạo sức lan tỏa lớn và chuyển đất nước sang giai đoạn công nghiệp hóa cao, hướng tới nước công nghiệp để có thể gia nhập vào nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất năm 2045.

Trong đó, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo liên tục nhằm tạo chỗ dựa đế đổi mới vững chắc mô hình tăng trưởng, giải phóng tiềm năng phát triển là cần gia tăng chi nghiên cứu và phát triển (R&D).

Thực tế cho thấy, trong cả giai đoạn 2013-2023, chi R&D của Việt Nam còn khá khiêm tốn, chỉ từ 0,3 đến hơn 0,5% GDP. So với các nước có tiềm lực đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới, con số này đang thấp hơn 4-8 lần.

Đơn cử, Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ này cao nhất, khoảng 5% GDP. Các các nước còn lại như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU đều đạt từ 3-4% GDP.

Đây là số liệu cho thấy tiềm năng phát triển công nghệ cao của Việt Nam còn rất lớn, nếu tăng chi R&D đáng kể và sử dụng hiệu quả. Trạng thái phát triển công nghệ cao sẽ được thay đổi khi được đẩy mạnh các nguồn vốn đầu tư từ cả tư nhân và nhà nước.

Thực tế, các doanh nghiệp đã coi trọng nhiều hơn đến chi R&D và tạo được sự phát triển đột phá như nghiên cứu đưa ra giống gạo ngon nhất thế giới ST 25 năm 2019, hay việc kết nối tích cực, chủ động với tập đoàn công nghệ cao như Nvidia để thành lập trung tâm nghiên cứu chất bán dẫn tại Việt Nam năm 2024.

Điều này cho thấy việc đổi mới sáng tạo đang đi vào thực tế và thực chất tại Việt Nam với sự vào cuộc của hệ thống chính trị.

Bên cạnh đó, theo bà Minh Anh, Chính phủ cần nhận thức đầy đủ hơn vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định của công nghệ cao trong việc cải thiện vị thế quốc gia trong dài hạn và bối cảnh phát triển mới.

Việt Nam cần có hệ sinh thái phát triển công nghệ cao trên cơ sở đề án và Luật Công nghệ cao cũng như các quy định khác có liên quan. Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn và công nghệ cao và có cơ chế ưu đãi, khuyến khích hiệu quả công nghệ cao, phát triển thị trường công nghệ cao gắn với mô hình hợp tác đầu tư phát triển công nghệ hoặc liên doanh quốc tế.

Việt Nam cần coi trọng phát triển đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, coi trọng các trung tâm công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo và xây dựng chuỗi sản phẩm, kết nối trung tâm công nghệ cao trong nước và quốc tế. Việt Nam cũng cần có giải pháp rút ngắn khoảng cách phát triển, sáng tạo mô hình phát triển mới, hiệu quả nhằm bắt kịp xu hướng thế giới.

Song song với đó, các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ cao cần có chiến lược đầu tư làm chủ và phát triển công nghệ cao. Chính phủ cần có chính sách giúp doanh nghiệp phát triển công nghệ cao hiệu quả và quyết liệt, coi trọng thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt đỉnh cao công nghệ trong giai đoạn phát triển mới.

Di sản văn hóa trong kỷ nguyên công nghệ

Di sản văn hóa trong kỷ nguyên công nghệ

Diễn đàn quản trị -  1 tuần
Khát vọng phát triển của các doanh nhân trẻ giờ đây không chỉ dừng lại ở kinh doanh mà còn gắn liền với sứ mệnh bảo tồn và phát huy di sản dân tộc.
Di sản văn hóa trong kỷ nguyên công nghệ

Di sản văn hóa trong kỷ nguyên công nghệ

Diễn đàn quản trị -  1 tuần
Khát vọng phát triển của các doanh nhân trẻ giờ đây không chỉ dừng lại ở kinh doanh mà còn gắn liền với sứ mệnh bảo tồn và phát huy di sản dân tộc.
Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới: Rồng tái sinh

Doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới: Rồng tái sinh

Leader talk -  3 ngày

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội sau khi đã trải qua một năm Rồng với những nền tảng vững chắc và tăng trưởng ấn tượng.

Thaco hướng đến kỷ nguyên mới cùng dân tộc

Thaco hướng đến kỷ nguyên mới cùng dân tộc

Doanh nghiệp -  6 ngày

Thaco có kế hoạch mở rộng trong nhiều lĩnh vực, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hạ tầng, công nghệ và nông nghiệp bền vững.

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Tiêu điểm -  5 giờ

Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.

Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Ba rủi ro lớn từ kinh tế toàn cầu và thách thức với mục tiêu tăng trưởng 2 con số của Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Mặc dù kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng cao, nếu cải cách hiệu quả và đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới.

GDP bình quân đầu người vượt mốc 5.000 USD vào năm 2025

GDP bình quân đầu người vượt mốc 5.000 USD vào năm 2025

Tiêu điểm -  5 ngày

Chính phủ đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người vượt 5.000 USD vào năm nay, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và bước vào kỷ nguyên mới.

Quốc hội họp bất thường về tinh gọn bộ máy và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Quốc hội họp bất thường về tinh gọn bộ máy và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  5 ngày

Quốc hội Việt Nam khai mạc kỳ họp bất thường, tập trung xem xét các vấn đề về tinh gọn tổ chức bộ máy, tháo gỡ các vướng mắc thể chế quan trọng.

Bất động sản sống chất, giá tốt cho gia đình đông thành viên

Bất động sản sống chất, giá tốt cho gia đình đông thành viên

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Giới chuyên gia nhận định, những dự án có thể dung hòa nhu cầu đa thế hệ, từ thiết kế căn hộ đến hệ thống tiện ích nội – ngoại khu, sẽ ngày càng được ưa chuộng và bền vững.

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số

Tài chính -  3 giờ

Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tổ hợp hóa dầu miền Nam: Ròng rã hành trình 2 thập kỷ

Tiêu điểm -  3 giờ

Trong bối cảnh Tổ hợp hóa dầu miền Nam dừng hoạt động chưa hẹn ngày về, chủ đầu tư thông báo sẽ rót nửa tỷ đô để tối ưu hiệu năng, tính cạnh tranh của dự án.

Việt Nam trước 'sóng gió' thương mại Mỹ - Trung: 2018 và 2025 có gì khác?

Việt Nam trước 'sóng gió' thương mại Mỹ - Trung: 2018 và 2025 có gì khác?

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tái diễn năm 2025 với quy mô lớn hơn. Việt Nam đứng trước cả cơ hội và thách thức khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, tác động mạnh đến xuất khẩu và đầu tư.

Kỹ năng bán hàng thực chiến: Bí quyết tăng doanh số

Kỹ năng bán hàng thực chiến: Bí quyết tăng doanh số

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Thành công trong bán hàng không chỉ dựa vào năng lực cá nhân mà chủ yếu nhờ xây dựng hệ thống quy trình bán hàng chuyên nghiệp.

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân: Chưa cụ thể hóa chủ đầu tư

Tiêu điểm -  5 giờ

Cơ chế đặc thù phục vụ triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chưa cụ thể hóa danh tính chủ đầu tư như Chính phủ đề xuất.

Bí quyết đạt chuẩn báo cáo ESG cho doanh nghiệp Việt

Bí quyết đạt chuẩn báo cáo ESG cho doanh nghiệp Việt

Sổ tay quản trị -  5 giờ

Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược ESG toàn diện, minh bạch thông tin và nâng cao nhận thức để đáp ứng tiêu chuẩn báo cáo ESG khắt khe toàn cầu.