Diễn đàn quản trị
Di sản văn hóa trong kỷ nguyên công nghệ
Khát vọng phát triển của các doanh nhân trẻ giờ đây không chỉ dừng lại ở kinh doanh mà còn gắn liền với sứ mệnh bảo tồn và phát huy di sản dân tộc.
Trong kỷ nguyên hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, di sản của dân tộc Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.
Là một doanh nhân trẻ tâm huyết với nghề mắm truyền thống, anh Lê Anh, nhà sáng lập thương hiệu Mắm Lê Gia cho rằng, việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống không chỉ là trách nhiệm mà còn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng thay đổi, thế hệ trẻ, với khát vọng vươn lên, đang đóng góp vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, đồng thời xây dựng những cộng đồng nông thôn tươi đẹp, hài hòa, nơi các giá trị truyền thống được bảo tồn trong sự phát triển hiện đại.

Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, là một doanh nhân trẻ, anh nghĩ gì về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam?
Anh Lê Anh: Là một người dân, tôi cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi khi chứng kiến khát vọng phát triển mạnh mẽ của dân tộc. Sự phát triển ấy không chỉ mang lại hạnh phúc cho đồng bào, người thân, mà còn cho các thế hệ mai sau.
Với lịch sử, truyền thống hào hùng, nguồn lực tiềm tàng và quyết tâm của lãnh đạo đất nước, chúng ta có thể đặt niềm tin vào một tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng ấy, chúng ta cần một hành trình dài, đầy thử thách với nhiều giải pháp khả thi và sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, cùng với sự chèo lái vững vàng của các nhà lãnh đạo.
Bên cạnh sự phát triển kinh tế, vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, tôi kỳ vọng một xã hội thịnh vượng sẽ được xây dựng song hành với sự phát triển văn hóa, cân bằng xã hội và bền vững trong mọi mặt.
Tôi có thể hình dung rằng, thời điểm hiện tại của Việt Nam tương tự như những năm 60 của thế kỷ trước tại Hàn Quốc, khi Tổng thống Park Chung-hee đã phát động những cải cách và dân tộc Hàn Quốc đã cùng nhau hành động, giúp Hàn Quốc từ một quốc gia nghèo đói trở thành một "con rồng" của châu Á chỉ sau 18 năm. Ngày nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, những giá trị văn hóa của Hàn Quốc, như K-pop hay kim chi, cũng có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Tôi
kỳ vọng rằng, trong vài thập kỷ tới, dân tộc Việt Nam cũng sẽ đạt được những
thành tựu tương tự, không chỉ về mặt thu nhập và sự phát triển kinh tế, mà còn
về việc đưa văn hóa dân tộc, ẩm thực truyền thống như áo dài, bánh chưng, phở,
nước mắm, trở thành những biểu tượng có sức ảnh hưởng toàn cầu.
Văn hóa và di sản đi cùng sự vươn mình của dân tộc ra sao, theo anh?
Anh Lê Anh: Tôi luôn ấn tượng với ví von rằng, nếu đất nước
giống như một chiếc xe, thì chân ga chính là kinh tế, thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ và thịnh vượng của đất nước, còn chân phanh là văn hóa, giúp cân bằng và đảm
bảo sự phát triển bền vững. Vai trò của văn hóa và di sản trong sự phát triển của
mỗi quốc gia có thể dễ dàng nhận thấy qua các quốc gia phát triển như
Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Không có quốc gia thịnh vượng nào mà không gắn
liền với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa bởi văn hóa chính là
"biên giới mềm", là sức mạnh mềm của mỗi quốc gia.
Như Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nguyễn Văn Hùng đã chia sẻ: "Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phục vụ bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng mà còn thể hiện chiều sâu văn hóa. Người tiêu dùng mua sản phẩm OCOP còn mua cả giá trị văn hóa kết tinh trong đó chứ không chỉ có giá trị vật chất".
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cũng từng nhấn mạnh: "Nông thôn không chỉ là nơi sản xuất nông nghiệp, mà còn là nơi cân bằng cảm xúc. Nếu đô thị đại diện cho mức độ phát triển của mỗi nước, nông thôn là nơi gìn giữ trọn vẹn đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị tinh thần cốt lõi. Những giá trị vô hình là nền tảng hướng tới các làng thông minh, hài hòa, hạnh phúc".
Không ai có thể hình dung một bữa cơm Việt mà thiếu nước mắm, giống như không thể thiếu kim chi trong bữa ăn của người Hàn Quốc.
Trong tiến trình phát triển của đất nước, ngành nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc, trong khi ngành văn hóa - du lịch là một "ngành công nghiệp không khói". Vai trò này đã được khẳng định qua lịch sử và tiếp tục sẽ phát huy trong tương lai.
Vì một lý do đơn giản: dù con người có phát triển đến mức nào thì nhu cầu ăn uống sạch sẽ, sống xanh, trải nghiệm văn hóa và cân bằng cuộc sống vẫn luôn tồn tại, và xã hội cần phải phát triển một cách hài hòa.
Sản phẩm nông nghiệp, khi được nâng cao giá trị nhờ kết tinh văn hóa, sẽ có một sự giao thoa rõ rệt giữa nông nghiệp và văn hóa, đặc biệt là qua ẩm thực truyền thống.
Điều đó được thể hiện trong câu chuyện của nước mắm truyền thống như thế nào?
Anh Lê Anh: Nước mắm có một lịch sử lâu dài gắn liền với đời sống và văn hóa của người Việt, trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi bữa cơm. Không ai có thể hình dung một bữa cơm Việt mà thiếu nước mắm, giống như không thể thiếu kim chi trong bữa ăn của người Hàn Quốc.
Nước mắm chính là yếu tố làm nên sự khác biệt trong ẩm thực Việt Nam so với các quốc gia khác. Thậm chí, có ý kiến cho rằng nước mắm có thể biến đổi một món ăn nước ngoài thành một món ăn mang đậm hương vị Việt.
Chính vì vậy, một chuyên gia ẩm thực đã nhận xét: "Bất kỳ món ăn nào của Trung Hoa hay Pháp, nếu có sự góp mặt của nước mắm, thì nó đã trở thành món ăn Việt Nam". Giá trị của nước mắm, vì thế, trở nên độc đáo và vô giá trong nghệ thuật ẩm thực Việt, cũng như trong sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung.
Không phải ngẫu nhiên mà trong video quảng bá
du lịch Việt Nam phát trên CNN với tên gọi "Why not - Vietnam", những
món ăn nổi bật đều gắn liền với nước mắm. Chính ẩm thực đã trở thành một điểm
hấp dẫn mạnh mẽ, là sức mạnh mềm giúp cạnh tranh quốc gia và thu hút du khách.
Trong nền ẩm thực đó, linh hồn và trung tâm chính là các gia vị liên quan đến
nước mắm và mắm – một loại "hộ chiếu ẩm thực" đặc trưng của người
Việt.
Sự giao thoa giữa nông nghiệp và du lịch cũng
được thể hiện qua các chương trình du lịch nông thôn. Ngoài mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội vùng nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đích đến của chương
trình này là xây dựng những miền quê đáng sống, đáng đến và đáng về.

Thương hiệu Mắm Lê Gia có thể đóng góp như thế nào vào câu chuyện lớn đó?
Anh Lê Anh: Lê Gia, thương hiệu nước mắm truyền thống từ làng chài Khúc Phụ, Thanh Hóa, không chỉ nổi bật với những giọt nước mắm đậm đà, tự nhiên, mà còn mang trong mình một sứ mệnh lớn lao về việc bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững.
Hành trình khởi nghiệp của Lê Gia gắn liền với câu chuyện "bỏ phố về làng", mang theo khát vọng làm đẹp quê hương, làm giàu từ chính tài nguyên bản địa và những truyền thống làng biển lâu đời.
Chúng tôi hiểu rằng, mắm truyền thống và thực phẩm tự nhiên từ thủy sản không chỉ là gia vị mà còn là biểu tượng văn hóa và niềm tự hào của quê hương. Trong từng giọt nước mắm, ngoài muối, cá, còn có nắng, gió, mồ hôi, và sự khéo léo của cha ông được truyền qua hàng ngàn năm.
Việc gìn giữ và phát triển sản phẩm này là một cách để nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân ven biển và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Hơn cả một thương hiệu, Lê Gia mong muốn đưa "hộ chiếu ẩm thực" của người Việt ra thế giới. Văn hóa là biên giới mềm quốc gia, và nước mắm chính là linh hồn trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện kinh doanh thuần túy, mà còn là niềm tự hào và khát vọng bảo tồn giá trị truyền thống mãi mãi trường tồn.
Không chỉ dừng lại ở việc
sản xuất, Lê Gia còn tiên phong trong việc quảng bá văn hóa làng nghề qua mô
hình du lịch trải nghiệm. Du khách đến đây không chỉ được tìm hiểu quy trình
làm mắm mà còn được nghe những câu chuyện sống động về đời sống ngư dân, từ đó
hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa làng biển. Đây là cách mà thương hiệu không chỉ
gìn giữ mà còn lan tỏa những giá trị truyền thống, không chỉ trong nước mà còn
ra thế giới.
Thông qua du lịch trải
nghiệm, chúng tôi mong muốn giáo dục thế hệ trẻ về văn hóa truyền thống và giới
thiệu vẻ đẹp trù phú của Thanh Hóa đến du khách. Mô hình này không chỉ nâng cao
giá trị du lịch địa phương mà còn góp phần duy trì nghề truyền thống và tạo
thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư.
Lê Gia không chỉ là những
hương vị đậm đà, an lành từ thiên nhiên, mà còn là câu chuyện đồng hành và lan
tỏa những giá trị tích cực cùng cộng đồng, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống. Khát vọng của Lê Gia là làm đẹp quê hương và chúng tôi đang nỗ
lực thực hiện điều này bằng sự kiên tâm và tâm huyết của mình.
Tôi tin rằng, khi càng có
nhiều bạn trẻ "bỏ phố về làng", xây dựng những miền quê đáng sống,
gìn giữ và phát triển giá trị truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng
địa phương và truyền tải vẻ đẹp nông thôn qua mô hình du lịch trải nghiệm, như
cách chúng tôi đang làm, mỗi người sẽ là một viên gạch, một mạch vữa góp sức
vào công trình xây dựng một đất nước vĩ đại.

Đâu là những khó khăn trong việc duy trì và phát triển một thương hiệu mắm truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế hoá ngày càng sâu rộng và công nghệ ngày càng bùng nổ?
Anh Lê Anh: Nghề mắm truyền thống luôn gắn liền với những khó khăn vất vả, từ khâu sản xuất cho đến việc tiếp cận khách hàng. Trong bối cảnh xu hướng phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống dần bị lãng quên.
Cụ thể, một số khách hàng hiện nay không đủ kiên nhẫn để chờ đợi vị “ngọt” đến sau vị “mặn” của nước mắm truyền thống, mà thay vào đó họ tìm đến những sản phẩm nhanh chóng, tiện lợi. Mặc dù nước mắm truyền thống vẫn giữ được một chỗ đứng nhất định trong đời sống của người Việt, song để duy trì sự tồn tại và phát triển, thương hiệu mắm truyền thống cũng cần có sự sáng tạo để tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ.
Điều này đặt ra một thách thức lớn cho các nhà sản xuất như Lê Gia, khi chúng tôi vẫn phải giữ gìn bản chất cốt lõi của sản phẩm – không sử dụng phụ gia, hóa chất – trong khi vẫn đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xu hướng phát triển của xã hội hiện đại.
Thay đổi không có nghĩa là phủ nhận tất cả những giá trị truyền thống, mà là làm sao để sản phẩm vừa giữ được những yếu tố tự nhiên, đặc trưng vừa có thể bắt kịp nhu cầu thị trường.
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, chúng tôi, những người nông dân từ làng biển, phải không ngừng nỗ lực cải tiến, học hỏi và thích nghi với sự thay đổi đó.
Không thể đứng ngoài dòng chảy của xã hội, nhưng chúng tôi luôn cố gắng tạo ra những giá trị riêng biệt, đặc thù của nghề mắm và sản xuất nông nghiệp truyền thống, để phục vụ đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu.
Lê Gia thực hiện điều này bằng cách duy trì tinh thần “làm tốt hơn mỗi ngày”, đầu tư vào hệ thống quản lý chất lượng, nghiên cứu phát triển và gia tăng giá trị cho tài nguyên bản địa. Chúng tôi luôn làm tận tâm, sáng tạo trong từng sản phẩm, xem mỗi bữa ăn của khách hàng như chính bữa cơm trong gia đình mình.
Ví dụ, từ những nguyên liệu tự nhiên bản địa như tép biển, ruốc, tôm sú, chúng tôi sản xuất ra những sản phẩm như ruốc (chà bông), mắm ruốc ăn liền, gia vị hoàn chỉnh, hay bột nêm ăn dặm cho bé – tất cả đều không sử dụng phụ gia và giữ trọn giá trị dinh dưỡng, mang lại giải pháp tiện lợi cho những người bận rộn.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú trọng đến việc tạo
ra những sản phẩm chỉn chu nhất về bao bì, nắp nút, đóng gói, cùng với sự tận
tâm trong từng công đoạn kinh doanh, nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho
khách hàng.
Khát vọng của anh và Lê Gia trong năm mới 2025 nói riêng và thập kỷ mới nói chung là gì?
Anh Lê Anh: Chúng tôi có khát vọng cùng quê hương đẹp lên. Mong muốn được nhìn thấy nhiều làng quê tươi đẹp. Nơi đó đời sống người dân được tốt lên, người dân có thể ly nông nhưng không ly hương, môi trường và cảnh quan cùng những giá trị truyền thống được gìn giữ và phát huy giá trị.
Xin cảm ơn anh!
Hạnh phúc của ông chủ Mắm Lê Gia khi khởi nghiệp lần hai
Người kế nghiệp viết tiếp di sản
Bằng khát vọng lớn và tinh thần đổi mới, thế hệ F2 đang viết tiếp câu chuyện di sản của doanh nghiệp gia đình, tạo nên những bước đi táo bạo và khác biệt trên hành trình hội nhập toàn cầu.
Người viết tiếp giấc mơ của ‘vua tàu thuỷ’ Bạch Thái Bưởi
Không ngừng đổi mới, sáng tạo trong sản phẩm và cách làm trong khi vẫn luôn giữ vững triết lý kinh doanh bằng sự tử tế là chìa khoá để nhà sáng lập Lux Group Phạm Hà thành công trên con đường viết tiếp câu chuyện du thuyền lấy cảm hứng từ di sản với tinh thần quý tộc của tiền nhân.
Phát huy sức mạnh mềm của quốc gia
Thương hiệu quốc gia Việt Nam phụ thuộc vào cách chúng ta kể câu chuyện của chính mình - một câu chuyện thương hiệu đầy bản sắc, đậm tính nhân văn và hướng tới tương lai bền vững.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.