Sửa Luật Đấu thầu để 'thông đường' cho dự án đường sắt đô thị

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 21/08/2024 - 20:17

Tiến độ các dự án đường sắt đô thị Hà Nội tại TP.HCM sử dụng hoặc dự kiến sử dụng vốn vay nước ngoài có thể bị ảnh hưởng bởi quy định của Luật Đấu thầu.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội dài 12,5 km, tổng mức đầu tư 34.826 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA. Ảnh: Hoàng Anh

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP và Luật Đấu thầu.

Làm việc với Ban soạn thảo hôm 20/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nhận định việc sửa đổi luật lần này đòi sự kiến tạo phát triển một cách chủ động.

Theo Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, kết quả rà soát các quy định của Luật Đấu thầu 2023 và thực tiễn công tác lựa chọn nhà thầu cho thấy khung pháp lý về đấu thầu cần nghiên cứu, sửa đổi ba nhóm vấn đề lớn: Đấu thầu trước thực hiện dự án, điều ước quốc tế được phê duyệt, ký kết; Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; Áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế, đấu thầu hạn chế.

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, cho rằng đấu thầu quốc tế, đấu thầu hạn chế là điều kiện tiên quyết của một số đối tác phát triển để tài trợ vốn cho Việt Nam và điều kiện này được đặt ra ngay trong quá trình đàm phán điều ước quốc tế, thỏa thuận vay.

Điều 11 và điều 22 Luật Đấu thầu 2023 quy định, đấu thầu quốc tế, đấu thầu hạn chế chỉ được thực hiện khi đáp ứng điều kiện nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế, đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay.

Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu lo ngại rằng các vướng mắc này, nếu không xử lý, các dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh phải thực hiện các thủ tục trình duyệt các cấp có thẩm quyền, sẽ phát sinh thủ tục hành chính, tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Hiện nay, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đang sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản, các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc giai đoạn 2026 - 2030 lên tới 2 tỷ USD.

Bà Hằng đề nghị xem xét sửa đổi quy định tại điều 11 và điều 22 Luật Đấu thầu 2023 theo hướng cho phép áp dụng các hình thức đấu thầu quốc tế, đấu thầu hạn chế trong trường hợp nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu áp dụng các hình thức này như là điều kiện ràng buộc trong đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay.

Theo các nhà soạn thảo, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP, Luật Đấu thầu cần nghiên cứu, ban hành quy định để gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã được chủ đầu tư và nhà tài trợ nước ngoài thống nhất được phép thực hiện đấu thầu trước một số hoạt động liên quan.

Hà Nội xin Trung ương 8,6 tỷ USD làm đường sắt đô thị

Hà Nội xin Trung ương 8,6 tỷ USD làm đường sắt đô thị

Tiêu điểm -  2 tháng

Hà Nội lên kế hoạch đầu tư gần 600km đường sắt đô thị từ nay đến 2045.

4 bộ vào cuộc điều chỉnh dự án Đường sắt đô thị số 2 Hà Nội

4 bộ vào cuộc điều chỉnh dự án Đường sắt đô thị số 2 Hà Nội

Tiêu điểm -  4 năm

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc triển khai thực hiện dự án tuyến Đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tại Hà Nội.

Đường sắt siêu tốc Bắc - Nam bị đánh giá 'không khả thi'

Đường sắt siêu tốc Bắc - Nam bị đánh giá "không khả thi"

Tiêu điểm -  1 năm

Mang tầm chiến lược của đất nước, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh/thành phố được đánh giá là không khả thi vì nhiều tồn tại.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  7 phút

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  3 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  4 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.