Ống kính
Sức sống nơi miền đá
Đến Cao nguyên đá mới thấy trên đời chẳng có gì vô dụng cả. Đến đá còn hữu ích cho con người.
Nếu bạn nào nhiều lần nghe tiếng khèn Mông, để ý giai điệu thì sẽ dần nhận ra đó là cái khấp khổm của nương đá và cái gập ghềnh của con đường đá. Hai thứ đó chẳng theo quy luật nào cả. Tiếng khèn đang hiền hòa dịu dàng, bỗng đột ngột cất lên cao vút rồi bất chợt ngừng bặt như gió vấp bức tường, như vó ngựa chợt dừng trước vực thẳm. Lặng đi đôi chút, tiếng khèn lại xanh ngát ngoi lên như sóng lượn, xộ lên như gió ngàn xào xạc rồi từ từ mất hút vào núi, tan biến trong sương mù...
Đường lên Vần Chải - Đồng Văn là tiếng khèn đó. Đường vào xã và xuyên về các bản là giai điệu của tiếng khèn Mông từ ngàn đời nay khấp khổm lên bổng xuống trầm như thế...
Tiếng khèn Mông, tiếng khèn tỏa ra từ đá, mang theo thanh âm của đá, cái gập ghềnh ngàn năm từ đá.

Lên Đồng Văn, vượt Mã Pì Lèng sang Mèo Vạc nhìn về phía trái, quan sát kĩ bạn sẽ thấy một ngôi nhà Mông đơn côi bên góc núi. Ngôi nhà nhỏ, cổ nhất, bốn bên được bao bọc bằng bức tường xếp bằng đá xếp. Nhìn xa sẽ thấy bức tường thật mảnh mai, mỏng như miếng bánh đa được bẻ ra gài nghiêng khoanh kín căn nhà. Đá dựng tường rào ấy con rắn không luồn qua được. Có ai nghĩ đá đã thành người bạn giữ yên cho tổ ấm, giang sơn nhỏ của một gia đình người Mông thế này không, nếu chưa nhìn tận mắt. Phải nhìn tận mắt để thấy kĩ thuật xếp đá làm tường rào của người Mông khéo đến như thế nào. Rất nhiều tường rào tôi đã từng thấy từ trước đây: Cao chỉ chừng mét rưỡi, độ rộng dưới 20 phân, trông mỏng manh và có đoạn còn uốn lượn lồi lõm mà không dễ bị đổ. Những tường mỏng như thế thì đá phải được đập nhỏ, khi xếp chồng khít đến con chuột cũng không có chỗ chui.
Giữa cao nguyên mênh mông, ngôi nhà người Mông như pháo đài được bao bọc bởi lũy đá. Với người Mông thì đá là bạn bè, đá là phương tiện che chở cho nơi ăn chốn ở của họ. Ra ngoài nương thì đá được xếp thành bờ giữ cho đất khỏi trôi. Đến Cao nguyên đá mới thấy trên đời chẳng có gì vô dụng cả. Đến đá còn hữu ích cho con người. Vấn đề là khi nào dùng đến đá và dùng đá như thế nào mà thôi. Người Mông đã cho ta thấy điều đó.
Nhân ngồi trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông Chu Thái Sơn, lần đầu nghe thấy cụm từ “Thổ canh hốc đá”. Cụm từ đó chỉ việc canh tác của người Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang, nơi phải đối đầu với một thiên nhiên khắc nghiệt nhất. Miền đất sinh ra để thử thách con người!
Đất trên cao nguyên quá ít. Cuối xuân sang hạ đi trên đường mà để ý nhìn đá bạt ngàn dựa vào nhau sin sít thì người giàu trí tưởng tượng sẽ thấy cao nguyên như cái hội trường lớn đang có hội họp. Rừng người trong hội nghị lặng lẽ ngồi sát bên nhau. Giữa mênh mông đá đen tím ấy có những màu xanh non lưa thưa phất lên đây đó. Nhưng đến gần nhìn thì đó là ngô trong bãi đá. Chỉ tháng sau là cây ngô lên cao che dần, triền núi sẽ được phủ kín màu xanh của sự sống, chỉ còn thấy những tảng đá to nhô lên giữa biển xanh khi cây ngô chưa đủ độ cao che khuất.
Hãy cùng nhau quan sát lối canh tác: Một gốc ngô, dưới gốc nó còn có thêm cây đậu tương, một mầm đỗ đỏ, và thêm một dây bí ngô nữa. Đó là “Thổ canh hốc đá”.

Nhà nghiên cứu dân tộc học Chu Thái Sơn bảo: thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng người dân đã tận dụng hết những gì thiên nhiên có để nó phục vụ lại mình: Đá làm tường rào bảo vệ nơi ở, cây ngô cho bắp, cây đậu đỏ cho hạt. Đỗ tương ngoài cho hạt thì bộ rễ có nốt sần tăng đạm cho gốc ngô. Còn dây bí thì ít nhiều cũng cho vài quả. Bốn loại hạt giống chụm chân trên một vụm đất nhỏ, mất cái nọ còn có thứ kia, nên năm nào không mưa thuận gió hòa, dù mất mùa cũng không thể đói được.
Hàng nghìn năm bám trên đá để sống, người Mông đã tìm ra phương thức canh tác tuyệt vời, khai thác tận cùng tiềm năng của lượng đất quá ít ỏi. Đó là sự tổng kết đến hoàn thiện trên vùng đất khắc nghiệt này.
Nên không lạ, một lần tôi trót đùa nhắc lại câu nói: Ở đây “trồng cây gì, nuôi con gì” thì một ông già người Mông quặc lại: Không biết trồng cây gì nuôi con gì mà chúng ta sống đến ngày hôm nay à mà còn phải hỏi!”
Đi bên nương ngô trong đá vào những ngày tháng Ba, nhìn màu xanh của ngô, đậu, bí lẫn vào nhau tôi chợt nghĩ: Riêng về việc trồng cây lương thực trên Cao nguyên đá, thì không còn cách nào hay hơn “Thổ canh hốc đá”, đó là phương thức hoàn thiện đến mức chẳng còn gì để bàn!
Nhìn những cây ngô chen trong kẽ đá, tôi lại nghĩ đến những khu ruộng màu mỡ dưới xuôi rộng hàng trăm hecta, chỉ cần xoẹt một chữ kí nó biến thành sân gôn hoặc đổ sỏi san nền làm những khu chung cư sin sít mà thấy đau lòng vì đất xuôi sao rẻ rúng thế! Với rẻo cao, miếng đất là cục vàng nuôi sống con người, còn ở nơi nào đó, đất chỉ là thứ để vùi dập trao tay mua bán kiếm lời!
Năm cũ sắp qua, một mùa xuân mới đang đến. Sau tết nguyên đán, những nương đá lại được dọn dẹp cho một mùa gieo hạt... Lại một chu kì sản xuất trên cao nguyên. Tháng Ba, màu xanh của sự sống từ ngô đậu bí lại dần lan tỏa phủ kín cao nguyên. Vùng đất khó luôn có sức sống mãnh liệt!
Phát triển Cao nguyên đá Đồng Văn thành khu du lịch đặc biệt
Hà Giang chung tay hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành
Các đơn vị kinh doanh du lịch đang đối mặt với tình trạng khách hoãn, hủy tour dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 do những diễn biến phức tạp của dịch Covid.
Hà Giang lọt Top 20 địa điểm tuyệt nhất cho du lịch bụi 2020
Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng có những nét hấp dẫn riêng.
4 chữ C cho du lịch Hà Giang
Trải nghiệm cho du khách đến Hà Giang phải được mang đến từ mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trong tỉnh và cả người dân các tỉnh bạn có liên kết.
Hà Giang đầu tư khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cao nguyên đá Đồng Văn
Du khách khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của cao nguyên đá Đồng Văn hay Cột cờ Lũng Cú trong những năm tới có thể sẽ được lưu trú trong một khu nghỉ dưỡng cao cấp mang đậm dấu ấn địa phương.
Những bãi biển hoang sơ đẹp như mơ ở Hà Tĩnh khiến du khách mê mẩn
Những ghềnh đá nhấp nhô ẩn hiện trong làn nước trong có thể nhìn thấu đáy, vừa là bãi tắm tự nhiên vừa là điểm cắm trại trong những ngày hè oi bức.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đón 100.000 lượt khách/ngày cao điểm 30/4 và 1/5
Để chuẩn bị cho lượng khách đi lại bằng đường hàng không tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sân bay Nội Bài đã sẵn sàng các phương án phục vụ.
Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
21 ngân hàng sẵn sàng cho gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
Vietnam Airlines mở đường bay thẳng từ Hà Nội tới kinh đô thời trang châu Âu
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - châu âu, Vietnam Airlines chính thức công bố khai trương đường bay thẳng kết nối Hà Nội và Italy.
Vua Nệm muốn lên UPCOM, mục tiêu lãi gấp đôi 2024
Vua Nệm sau khi có lãi trở lại đã đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi, đồng thời trở thành công ty đại chúng.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Lấn biển làm sân bay Lý Sơn 2.000 tỷ đồng
Sân bay Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2035, với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương.