Bất động sản
Tại sao Đà Nẵng không cấp phép dự án bất động sản lớn nào từ đầu năm đến nay
Với những hấp lực riêng có Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng quốc tế và Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên hiện nay để tìm kiếm được quỹ đất sạch, vị trí đẹp để phát triển dự án nghỉ dưỡng tại đây không dễ.

Một nghịch lý đang tồn tại ở Đà Nẵng là nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp phép từ lâu nhưng vẫn bỏ hoang, trong khi nhà đầu tư mới không có cơ hội chen chân đầu tư dự án mới vì quỹ đất đẹp đã hết.
Thực tế cho thấy, xen giữa những dự án nghỉ dưỡng xây dựng và kinh doanh thành công, nhiều vị trí đất đẹp dọc theo dọc theo "con đường resort" ven biển từ Đà Nẵng vào Hội An dù đã có chủ nhưng hiện vẫn bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang.
Lý giải tình trạng này, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho hay đó là vấn đề lịch sử trước đây thành phố giao đất cho các cá nhân, tổ chức nhưng lại không có dự án kèm theo, tức không có giấy chứng nhận đầu tư và không có ràng buộc pháp lý.
Để giải quyết hậu quả, thành phố đang rà soát lại chủ nhân của các khu đất, nếu chính chủ không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện triển khai dự án cụ thể, Đà Nẵng sẽ thu hồi và giao cho nhà đầu tư khác.
Cụ thể, ngày 15/5 vừa qua, trong chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” lần 3, ông Thơ thông báo là thành phố vừa thu hồi hai lô đất ven biển mà chủ thể được giao đất không có thật.

Bên cạnh đó, bên lề sự kiện "Kêu gọi đầu tư vào Đà Nẵng" do Eurocham tổ chức tại TP. HCM vừa qua, bà Huỳnh Liên Phương, Phó giám đốc Ban xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp của Đà Nẵng (IPA Đà Nẵng), cho biết, từ đầu năm đến nay, không có bất cứ dự án bất động sản lớn nào được cấp phép ở Đà Nẵng.
Theo bà Phương, giai đoạn 2005 – 2006 khi thị trường bất động sản Đà Nẵng vô cùng sôi động, đến 2009 – 2010 thị trường bắt đầu chững lại, năm 2015 thị trường bắt đầu nhích lên và rầm rộ nhất bắt đầu từ năm 2017 đến bây giờ.
Hiện tại, những dự án nước ngoài được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực này là nhờ mua bán sáp nhập, đầu tư mới hầu như không có. Các dự án lớn đang được truyền thông mạnh kể từ đầu năm có thể đã bắt đầu từ rất lâu.
Lý giải điều này, bà Huỳnh Liên Phương cho biết, đất đai còn lại ở Đà Nẵng rất ít và đều của Nhà nước. Thâu tóm dự án và mua cổ phần là cách thuận tiện nhất để phát triển dự án vì đi đấu thầu đất của Nhà nước cũng không dễ dàng.
"Trước đây Đà Nẵng có hình thức BT hoặc BOT, xây dựng hạ tầng thường là giao thông để lấy đất, nhưng bây giờ hình thức này cũng đã chấm dứt vì thật sự là Đà Nẵng không còn quỹ đất nhiều nữa", bà Phương khẳng định.
"Diện tích Đà Nẵng vốn nhỏ hẹp và đất cũng không thể sinh sôi thêm nên vấn đề hiện tại là làm sao để sử dụng hiệu quả quỹ đất đang có. Quỹ đất lớn ven biển hầu như đã có chủ hết rồi, chỉ là nếu chủ đầu tư không triển khai dự án có thể nhượng dự án, chuyển nhượng cổ phần đều được cả, thành phố cho phép hết. Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà trong nước cũng có thể mua lại hoặc góp vốn", bà Phương cho biết thêm.
Bà Phương dẫn chứng, các nhà đầu tư nước ngoài thường mua lại dự án của các nhà đầu tư trong nước hoặc mua cổ phần dự án, như mua lại khách sạn 3 sao rồi nâng cấp lên thành 4 đến 5 sao. "Hiện tại, xu hướng đó rất nhiều", bà cho biết.
Hiện tại, các dự án bất động sản có vốn đầu tư lớn nhất là Crowne Plaza Resort, tiếp đến là Hyatt Regency Resort của Gaw Capital đến từ Hong Kong. Ngoài ra còn có hai dự án lớn khác đều của VinaCapital, công ty đăng ký ở Anh là Khu nghỉ dưỡng biển Đà Nẵng và Khu đô thị Capital Square.
Theo bà Phương, dù là dự án bất động sản lớn và có chủ đầu tư và người đều hành đều là Trung Quốc, nhưng Crowne Plaza Resort không thể tính là Trung Quốc vì công ty đầu tư đăng ký từ đến từ Anh và nhà quản lý là “người khổng lồ” trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng thế giới IHG cũng đến từ Anh.
Bà Phương cho biết, Crowne Plaza Resort đang tiến hành mở rộng đầu tư giai đoạn hai như kế hoạch ban đầu. Mặc dù nhiều hạng mục đầu tư của họ vừa bị UBND Đà Nẵng bác vì nhiều lý do khác nhau nhưng nếu hoàn thành tất cả, đây có thể là dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Đà Nẵng.
Ai là chủ tòa tháp đôi 50 tầng T&T Twin Towers Đà Nẵng?
Tòa tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng ‘nằm trong tay’ ngân hàng của bầu Hiển
Chủ đầu tư của dự án T&T Twin Towers đang sử dụng toàn bộ lợi ích thu được từ dự án làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại SHB.
Đà Nẵng cần tầm nhìn 100 năm nếu không muốn đánh mất cơ hội lịch sử
Thực tế hôm nay cho thấy tấm áo quy hoạch của Đà Nẵng bắt đầu có những dấu vết rạn nứt.
Những lo ngại của doanh nghiệp khi đầu tư vào Đà Nẵng
Khoảng 500 đại diện cho các doanh nghiệp đã tham gia buổi "Toạ đàm mùa Xuân 2018" để hiến kế và kiến nghị với lãnh đạo Đà Nẵng về môi trường đầu tư - kinh doanh.
Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng: ‘Tôi chưa bao giờ hối hận với quyết định này’
Chia sẻ của một doanh nhân nước ngoài đã có 5 năm sinh sống và làm tổng quản lý khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên của Đà Nẵng.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tân Hoàng Minh đề xuất đầu tư khu đô thị tỷ đô tại Đà Lạt
Tân Hoàng Minh đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận để doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch chi tiết và triển khai dự án khu đô thị thông minh tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.