Vì sao người lao động ngại tham gia bảo hiểm xã hội?
Một số cơ quan bảo hiểm xã hội gây phiền hà hoặc có thái độ không nhiệt tình làm nản lòng người tham gia bảo hiểm xã hội.
Có hiệu lực từ ngày từ 01/01/2018, Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi 2014 có nhiều quy định gây tác động lớn đến doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp than "khổ"
Theo đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác chứ không thuần lương cơ bản như trước kia.
Cụ thể, theo BHXH Việt Nam cho biết, với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2018, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (%) trên cơ sở mức mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ.
Với đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ 1/1/2018 tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương làm căn cứ đóng BHXH theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng; phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên...
Các khoản bổ sung khác là khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương bao gồm: tiền thưởng, tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ...
Theo BHXH Việt Nam khẳng định, việc đóng BHXH trên tiền lương thực tế là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ hưu.. mức hưởng sẽ cao hơn.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Giám đốc Công ty CP Nghệ thuật quốc tế AZ nhận định, vừa qua, Chính phủ đã chốt mức tăng lương cơ bản năm 2018 là 6,5 % so với lương tối thiểu vùng 2017. Điều này là phù hợp với tình hình thực tế của đất nước khi GDP đang có xu hướng tăng, doanh nghiệp phải có trách nghiệm tăng lương cho nhân viên để họ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cách tính BHXH mới có hiệu lực từ năm 2018 không hợp lý. Bảo hiểm xã hội tính trên tổng thu nhập bao gồm cả thưởng, phụ cấp.. như vậy sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp và làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi tất cả các chi phí này sẽ được tính vào giá thành sản xuất, doanh nghiệp buộc phải đẩy vào giá thành sản phẩm. Trong khi đó, giá thành quá cao sẽ khiến doanh nghiệp không cạnh tranh được và mất khách hàng. Đây là điều rất nguy hiểm, có thể đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.
Nhất là với doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng dệt may như AZ, việc tăng chi phí của doanh nghiệp sẽ có tác động rất lớn vì ngoài thị trường Viêt Nam, còn có rất nhiều thị trường khác xuất khẩu may mặc, giá thành của họ thấp hơn rất nhiều vì ưu đãi của họ nhiều hơn, cách tính bảo hiểm xã hội, lương của họ tốt hơn nhiều…
"Càng ngày doanh nghiệp Việt Nam càng phải chịu nhiều khó khăn, áp lực từ mọi phía. Doanh nghiệp thực sự không còn nhiều cơ hội phát triển nữa nếu Chính phủ không thay đổi, đứng về phía doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp", ông Hiếu chia sẻ.
Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng cho rằng, người lao động có cần BHXH hay không là một câu hỏi? Nhà nước nên đứng ở góc độ người lao động để thấu hiểu cho câu chuyện của họ, bởi thực tế BHXH ở Viêt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập, tiền đóng vào để làm gì, đi đâu không ai biết. Trong khi đó, nhu cầu thiết thực của người lao động là họ muốn có thêm được tiền để chi trả cho cuộc sống ngay bây giờ.
"Họ không muốn để giành cho mai sau khi mà cuộc sống thực tại còn quá nhiều khó khăn. Họ cần cái thực tế ngay trước mắt. Họ muốn mua một món đồ dùng thiết yếu cho gia đình, được ăn những bữa cơm đẩy đủ hơn trong chính hôm nay chứ không cần đợi 15 - 20 năm nữa".
Hơn nữa, đóng BHXH không phải là Nhà nước chăm lo cho cuộc sống của người lao động mà vẫn là tiền của họ, chỉ là Nhà nước bắt buộc họ phải tiết kiệm cho tương lai. Trong khi việc có tiết kiệm hay không lại là quyền của người dân, ông Hiếu chia sẻ.
Tất yếu sẽ "lách" luật
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, lương và bảo hiểm cho người lao động hiện nay đang tổn tại một nghịch lý rất lớn. Nhà nước vẫn luôn nói việc đóng BHXH là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế lương tối tiểu hiện nay không đủ đảm bảo cho cuộc sống của người dân, từ đó dẫn đến lương hưu sau này từ BHXH cũng không đảm bảo. Chưa nói đến việc nhiều năm nữa quỹ hưu có được đảm bảo hay không, chính sách biến động như thể nào…
Kết quả là tương lai cho người lao động vẫn còn là một câu hỏi? Do đó, cả người lao động được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm và người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm đều không muốn đóng BHXH.
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, năm nào chúng ta cũng mức lương cơ bản và tăng bảo hiểm, đỉnh điểm là đến năm 2018, gần như tất cả thu nhập của người lao động đều phải tính BHXH. Quỹ đóng bảo hiểm của doanh nghiệp có nguy cơ tăng gấp đôi, hoặc ít nhất cũng vài chục %.
Hậu quả là doanh nghiệp kinh doanh không có lãi, hoạt động vô cùng khó khăn. Dẫn đến họ tìm mọi cách để lách luật. Thay vì trước đây trả lương lao động 10 triệu thì giờ sẽ trả lương ít đi. Quỹ lương chỉ có vậy, doanh nghiệp sẽ tìm cách để giảm lương để giảm phí đóng bảo hiểm.
"Doanh nghiệp thà thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước còn hơn là đúng nghĩa vụ với người người lao động. Bởi, không đúng nghĩa vụ với người lao động thì không sao cả, trong khi trái quy định pháp luật sẽ phải đi tù. Đó là nghịch lý tại sao tăng lương cơ bản nhưng thu nhập của người lao động lại giảm đi. Do đó, tôi cho rằng, Nhà nước cần xem xét lại vấn đề lương và bảo hiểm cho người lao động; đồng thời, có biện pháp xử lý cho hài hòa giữa quyền lợi của các bên và xã hội", luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh.
Một số cơ quan bảo hiểm xã hội gây phiền hà hoặc có thái độ không nhiệt tình làm nản lòng người tham gia bảo hiểm xã hội.
Nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội kéo dài trên 5 năm, cá biệt có những doanh nghiệp nợ đọng kéo dài trên 100 tháng.
Theo thông tin từ ông Đào Việt Ánh, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, gần 50% doanh nghiệp hiện nay chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.