Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Nếu buộc phải đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng trên 20% thì trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN các tháng cuối năm sẽ trở nên nặng nề và khó khăn hơn.
Thủ tướng Chính phủ mới đây tiếp tục đề nghị NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất cho vay, đưa tăng trưởng tín dụng lên cao hơn hoặc bằng 20% đến cuối 2017.
Sự quyết liệt này của Chính phủ theo một số chuyên gia kinh tế - tài chính là tích cực, nhưng sức ép lên hệ thống NH cũng không nhỏ.
Cơ hội cho cổ phiếu ngân hàng
Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2017, mức tăng trưởng tín dụng khá mạnh, một số NHTMCP đã bắt đầu có dấu hiệu “cạn room” tín dụng. Chẳng hạn, VIB đến 31/6 đã dùng hết 15,7% tăng trưởng, trong khi NHNN giao cho đơn vị này hồi đầu năm là 16%. VPBank cũng đã tăng trưởng tín dụng ở mức 12% và 6 tháng cuối năm NH này chỉ còn dư địa 4% để đạt mức 16% theo kế hoạch mà NHNN cho phép…
Theo báo cáo đánh giá của CTCP chứng khoán TP.HCM (HSC), việc Chính phủ chỉ đạo hệ thống NH đẩy mạnh hơn mức tăng trưởng tín dụng là đã có tính toán đến tương quan giữa mức tăng tín dụng với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, GDP 6 tháng đầu năm được ghi nhận tăng 5,73%. Vì thế 6 tháng cuối năm mức tăng trưởng phải đạt ít nhất 7,2% thì mới đảm bảo kế hoạch tăng trưởng kinh tế cả năm 6,7% đang là một áp lực lớn.
Theo HSC, tín dụng 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng 19% so với cùng kỳ. Do vậy trong 6 tháng cuối năm, các NH chỉ cần tăng tốc nhẹ là đã có thể đạt được mức 20%. Ở góc độ vĩ mô, do CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,52% so với cùng kỳ, đồng thời tỷ giá được NHNN điều hành ổn định (chỉ tăng 1,2% từ đầu năm đến nay). Vì thế nếu mức tăng trưởng tín dụng tăng lên 20% thì áp lực lạm phát cũng không quá lớn.
Trong khi đó, nếu NHNN cho phép các NHTM đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thì sẽ là thông tin tích cực cho cổ phiếu của các NH niêm yết. Bởi hiện nay thu nhập lãi thuần đóng góp khoảng 80% vào tổng thu nhập hoạt động của các NHTM và thu nhập này phụ thuộc lớn vào tăng trưởng tín dụng. Nếu được nới room tăng trưởng, các NHTMCP niêm yết như ACB, MB, SHB… sẽ có điều kiện tăng thêm tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân, từ đó gia tăng lợi nhuận và sức bật cho cổ phiếu.
Quan trọng là kích cầu tín dụng
Đồng tình với những phân tích của HSC, nhưng PGS-TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính - Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng: việc NHNN chỉ đạo các NHTM hạ lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực, hoặc thậm chí mở thêm room tín dụng để các NHTM tăng trưởng cho vay, xét đến cùng chỉ là động thái ở phía nguồn cung tiền. Trong khi đó, nếu muốn nguồn tín dụng tăng trưởng một cách thực chất và bền vững thì cần phải chú ý đến sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Bình luận về khả năng xem xét nới room tín dụng cho một số NHTM đã cạn room tăng trưởng, ông Bảo cho rằng, việc có nới thêm hay không chắc chắn NHNN sẽ có các tính toán chặt chẽ để đưa ra mức tăng trưởng phù hợp. Tuy nhiên, việc tăng thêm một lượng vốn tín dụng nhờ nới room cho một số NHTMCP sẽ không quá ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Bởi các chỉ số tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tỷ giá, thị trường vốn, chứng khoán và giá cả hàng hóa.
Theo ông Bảo, điều quan trọng là Chính phủ và các bộ, ngành phải tạo ra môi trường thuận lợi để các DN ở các ngành, lĩnh vực ưu tiên tiếp cận được nguồn vốn vay NH, đồng thời tiết giảm được các thủ tục hành chính - đầu tư và các chi phí ngoài lãi vay. Có như vậy thì việc giảm lãi suất cho vay và mở thêm room tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH nếu có mới ý nghĩa và mang lại lợi ích thực thụ cho nền kinh tế.
Trong một bình luận gắn với những lo ngại khi phải mở thêm mức tăng trưởng tín dụng, chuyên gia tài chính Phan Ngọc Minh cho rằng nếu buộc phải đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng trên 20% thì trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN các tháng cuối năm sẽ trở nên nặng nề và khó khăn hơn. Bởi một mặt NHNN phải kiểm soát mức tăng trưởng một mặt vẫn phải đặt ưu tiên lên hàng đầu là kiềm chế lạm phát dưới 5% trong năm nay, trong khi lạm phát trung bình nửa đầu năm đã đạt trên 4%.
Ông Minh cho rằng, những động thái gần đây của NHNN như việc cắt giảm lãi suất điều hành khiêm tốn ở mức 0,25 điểm phần trăm và chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất cho vay 0,5-1 điểm phần trăm/năm cho thấy chủ trương của NHNN có thể là vẫn giữ mức tăng trưởng tín dụng ổn định trong năm 2017.
Việc này có thể ảnh hưởng phần nào đến doanh thu và lợi nhuận của một số NHTM nhưng lại giúp nhà điều hành kiểm soát tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn về kinh tế vĩ mô. Bởi theo báo cáo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau hai năm tăng trưởng tín dụng ở mức cao, hiện nay tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5% (đạt mức 124% vào cuối năm 2016 - PV).
Nếu 2017 tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu như kế hoạch đầu năm nay đề ra thì tỷ lệ tín dụng/GDP sẽ tiếp tục nới rộng và mức độ rủi ro ổn định tài chính sẽ cao hơn và lợi ích từ sự tăng trưởng này sẽ không đáng với chi phí
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.