Tập đoàn Hòa Phát đã rót gần 1 tỷ USD vào dự án thép Dung Quất

Minh An Thứ sáu, 02/11/2018 - 11:46

Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Hòa Phát đã huy động hàng chục nghìn tỷ đồng từ các ngân hàng Vietinbank, Vietcombank để đầu tư vào dự án thép Dung Quất.

Báo cáo mới đây của Tập đoàn Hòa Phát cho biết, đến ngày 30/9, tổng giá trị đầu tư xây dựng tại dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất lên tới 19.802 tỷ đồng, xấp xỉ 900 triệu USD.

Một nửa số tiền đầu tư này được giải ngân trong quý 3 vừa qua, khi giai đoạn 1 của dự án đang đi vào giai đoạn cuối. Hòa Phát dự kiến đưa vào hoạt động dây chuyền đầu tiên tại dự án này vào đầu năm sau.

Toàn bộ dự án tại Dung Quất có quy mô đầu tư khoảng 53.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cố định khoảng 40.000 tỷ đồng, dự kiến được vận hành toàn bộ vào cuối năm 2019.

Để đầu tư vào dự án từ cuối năm ngoái, Tập đoàn Hòa Phát đã phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông để huy động 5.000 tỷ đồng. Hồi tháng 6, báo cáo của Tập đoàn cho biết đã giải ngân 3.549 tỷ đồng từ nguồn này cho dự án Dung Quất.

Theo kế hoạch, một nửa số vốn đầu tư cố định của dự án (khoảng 20.000 tỷ đồng) sẽ được vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác. Trong 9 tháng đầu năm nay, vay nợ của tập đoàn đã tăng thêm khoảng 9.000 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn.

Một nguồn tin cho biết, hai ngân hàng lớn Vietinbank và Vietcombank là nhà cung cấp tài chính cho dự án này của Hòa Phát. Trong báo cáo gần nhất, Tập đoàn không cập nhật tình hình vay nợ tại hai ngân hàng. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, dư nợ tại Vietinbank đã tăng thêm khoảng 2.800 tỷ đồng và tại Vietcombank là hơ 300 tỷ đồng.

Hiện các tài sản thuộc giai đoạn 1 của dự án Dung Quất bao gồm máy móc thiết bị, quyền lợi phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm và các quyền tài sản khác… đang được thế chấp tại Vietinbank, chi nhánh TP. Hà Nội.

Còn các máy móc thiết bị và nhiều tài sản, quyền tài sản, khoản phải thu thuộc giai đoạn 2 của dự án được thế chấp tại Vietcombank, chi nhánh Thành Công.

Việc tăng vay nợ để đầu tư vào dự án mới, cộng với quy mô vay nợ lớn trước đó để phục vụ nhu cầu vốn lưu động đẩy tổng giá trị các khoản vay ngân hàng của Tập đoàn Hòa Phát lên hơn 22.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 31% tổng tài sản của tập đoàn. Đồng thời chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm cũng tăng thêm 14% lên 394 tỷ đồng.

Trong các quý tới, quy mô vay nợ của Hòa Phát sẽ tiếp tục tăng khi dự án Dung Quất dần hoàn thiện và đi vào vận hành toàn bộ. Gần đây, Tập đoàn đã thực hiện một giao dịch với nhóm các ngân hàng gồm BNP Paribas, HSBC, MayBank (Malaysia) và hai ngân hàng Trung Quốc là Bank of China và ICBC.

Quy mô của khoản vay không được tiết lộ nhưng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, tập đoàn đã phải thế chấp bằng tài khoản thanh toán nợ mở tại ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Hà Nội.

Dự án Dung Quất có công suất thiết kế 4 triệu tấn thép/năm, gấp đôi công suất nhà máy thép Hải Dương hiện tại của Hòa Phát. Với dự án này Hòa Phát kỳ vọng tiêu thụ 4 triệu tấn thép/năm và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường thép trong nước với khoảng 30% thị phần.

Theo báo cáo, lũy kế 9 tháng, Hòa Phát đạt 41.988 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm trước. Tập đoàn đã bán ra thị trường gần 1,7 triệu tấn thép, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Dự kiến hết năm 2018, con số này sẽ là 2,3 triệu tấn.

Riêng tháng 10 vừa qua, thép xây dựng Hòa Phát cho biết tổng sản lượng bán hàng đạt kỷ lục cao nhất lịch sử với 250.000 tấn, gồm 40.000 tấn thép xuất khẩu. 

Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Doanh nghiệp -  6 năm
Chất nạo vét từ quá trình xây dựng cảng tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đang được chủ đầu tư xin cấp phép nhận chìm ở biển vì không thể tích trữ hay chuyển giao.
Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Quảng Ngãi xin nhận chìm 15,5 triệu m3 chất nạo vét cho dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Doanh nghiệp -  6 năm
Chất nạo vét từ quá trình xây dựng cảng tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đang được chủ đầu tư xin cấp phép nhận chìm ở biển vì không thể tích trữ hay chuyển giao.
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Doanh nghiệp -  2 ngày

Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  3 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  3 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều