Doanh nghiệp
Tập đoàn Nhật Bản rót 150 triệu USD vào ‘vua tôm’ Minh Phú
Mitsui sẽ sở hữu 35,1% cổ phần của Minh Phú với mức giá 50.630 đồng/cổ phiếu.

Công ty TNHH Mitsui & Co cho biết đã đạt được thỏa thuận mua 35,1% cổ phần của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
Cùng ngày, Nghị quyết Hội đồng quản trị của Minh Phú thông báo phát hành 60 triệu cổ phiếu cho MPM Investment Pte.Lt. với mức giá 50.630,5 đồng/cổ phiếu.
Là nhà đầu tư đứng sau MPM Investment, Mitsui của Nhật Bản sẽ bỏ ra 3.037 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu trên, tương đương 30% cổ phần và bên cạnh đó, mua thêm 5,1% từ các cổ đông hiện hữu của Minh Phú.
Dự tính nhà đầu tư Nhật Bản sẽ rót vào Minh Phú khoảng 3.553 tỷ đồng, tương đương hơn 150 triệu USD.
Năm 2013, Mitsui đầu tư vào Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang (MPHG), một nhà máy chế biến thuộc Minh Phú, góp phần tối ưu hóa việc quản lý và vận hành.
Với khoản đầu tư vào công ty mẹ, Mitsui dự kiến sẽ áp dụng các sáng kiến phát triển tại MPHG cho toàn bộ Tập đoàn Minh Phú, tận dụng mạng lưới bán hàng do do Tập đoàn Mitsui toàn cầu thành lập để mở rộng doanh số bán hàng của công ty.
Mitsui cũng sẽ giúp Minh Phú đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa thông qua việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI) trong ao nuôi và nhà máy chế biến, đồng thời nâng cao hiệu quả trong chuỗi cung ứng tôm từ nuôi đến tiếp thị.
Sở hữu hai nhà máy chế biến và trang trại nuôi tôm với diện tích 900 ha ở phía Nam, Minh Phú đã tạo dựng một vị thế vững chắc bằng cách tích hợp tất cả các giai đoạn từ nuôi tôm đến chế biến và bán hàng.
Hàng loạt các sản phẩm của Minh Phú được xuất khẩu sang khoảng 50 quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Doanh nghiệp này hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Năm 2018, tổng doanh thu xuất khẩu của Minh Phú đạt 751 triệu USD, tăng 7%. Công ty đã xuất khẩu 67.646 tấn thủy sản trong năm ra qua các thị trường nước ngoài, tăng 19% so với năm 2017.
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Minh Phú với giá trị xuất khẩu đạt 305 triệu USD, tăng trưởng 11% so với năm ngoái. Trong khi đó, thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản chứng kiến sự giảm tốc khi doanh thu chỉ đạt 152,3 triệu USD, giảm 6%.
Kế hoạch của Minh Phú trong năm 2019 sẽ đẩy mạnh phát triển mảng nuôi tôm theo công nghệ 2-3-4 dự kiến 500 ao tại 2 vùng nuôi Lộc An và Kiên Giang. Nguồn tài chính đầu tư cho năm tới sẽ được bổ sung từ kế hoạch tăng vốn của công ty.
“Vua tôm” Minh Phú ước đạt lợi nhuận 1.200 tỷ đồng
Thủy sản hưởng lợi, dệt may gặp khó với CPTPP
Theo các chuyên gia ở Cục Xuất nhập khẩu, với CPTPP, các quy tắc xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, lỏng với ngành thủy sản và chặt với ngành dệt may so với các hiệp định thương mại khác.
Thủy sản Minh Phú và Vĩnh Hoàn xuất khẩu 1 tỷ USD sau 10 tháng
Hai công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2018, riêng giá trị xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD.
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Cạnh tranh gay gắt, Sữa Quốc tế Lof dự báo lợi nhuận giảm mạnh
Công ty CP Sữa Quốc tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận đi lùi, giảm quảng cáo rầm rộ, hướng đến chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.