Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Tetra Pak - nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm vừa được vinh danh là một trong 50 công ty tiên phong về bền vững và khí hậu thông qua các cam kết vì một tương lai bền vững.
Dự án 50 công ty tiên phong về bền vững và khí hậu là sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế nhằm thể hiện mong muốn, khả năng lãnh đạo và ý chí hành động hiệu quả trong việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong biến đổi khí hậu nhưng thường bị xem nhẹ. Hệ thống cung ứng thực phẩm toàn cầu chiếm 26% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của thế giới, trong đó 8% tổng lượng phát thải là do tình trạng lãng phí thực phẩm.
Hơn nữa, đại dịch Covid-19 đã bộc lộ những khiếm khuyết của hệ thống cung ứng lương thực thế giới. Những khiếm khuyết này sẽ còn lớn hơn nữa khi dân số toàn cầu dự kiến đạt 9,1 tỷ người vào năm 2050.
Do đó, các thành viên trong nhóm lãnh đạo toàn cầu của Tetra Pak cho rằng ngành thực phẩm có vai trò cấp thiết trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu;và nhấn mạnh cần thúc đẩy quá trình giảm carbon và có những dự án hợp tác nhằm đem lại sự chuyển đổi bền vững trong ngành đóng gói thực phẩm, giải quyết những thách thức phức tạp và nhiều mặt như tình trạng nóng lên toàn cầu, nền kinh tế tuần hoàn và đa dạng sinh học.
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tetra Pak cho biết, được thành lập dựa trên triết lý một hộp giấy cần tiết kiệm được nhiều hơn giá tiền sản xuất ra chính nó, tính bền vững luôn là cốt lõi trong mọi hoạt động của Tetra Pak và đây cũng là nền tảng cơ bản trong chiến lược năm 2030 của công ty.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay và những thách thức an ninh lương thực còn tiềm tàng, Tetra Pak cho rằng ngành đóng gói thực phẩm cần một thay đổi lớn.
Tetra Pak đặt mục tiêu cung cấp bao bì thực phẩm bền vững nhất thế giới, nghĩa là sản xuất ra các vỏ hộp đựng thực phẩm được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế, hoàn toàn có thể tái sử dụng và trung hòa carbon; và coi đây là cách duy nhất để bảo vệ chất lượng tốt - bảo vệ thực phẩm, con người và hành tinh.
Tại Việt Nam, Tetra Pak đã tích cực triển khai nhiều hoạt động đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của ngành và toàn xã hội. Cụ thể, gần như 100% vỏ hộp giấy đựng đồ uống của hãng đều được dán nhãn chứng nhận bảo vệ rừng FSC.
Công ty cũng không ngừng hợp tác với các đối tác và các đơn vị liên quan để mở rộng các hoạt động phát triển bền vững. Trong đó, chương trình tái chế học đường là một sáng kiến được công ty thí điểm năm 2017 tại TP.HCM và chính thức triển khai trên diện rộng tại Hà Nội từ năm 2019 với trên 1.600 trường mầm non, tiểu học tham gia cho đến nay.
Không dừng lại ở đó, nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng mang vỏ hộp sữa đã qua sử dụng đưa đi tái chế, Tetra Pak đã và đang hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau mở rộng mạng lưới 62 điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng hiện có.
Đặc biệt, Tetra Pak cũng là một trong các thành viên sáng lập Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO) với tầm nhìn toàn bộ bao bì do các thành viên trong liên minh cung cấp cho thị trường Việt Nam sẽ được thu gom và tái chế vào năm 2030.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).
Tập đoàn FPT đã chính thức trở thành đối tác công nghệ của câu lạc bộ bóng đá Chelsea, đánh dấu bước tiến lớn trong chiến lược toàn cầu hóa.
Sở hữu bất động sản hạng sang ngày càng trở thành xu hướng của giới tinh hoa. Minh chứng là những căn hộ hạng sang tại tổ hợp đẳng cấp Sun Symphony Residence bên sông Hàn, Đà Nẵng liên tục được “săn lùng”, đặc biệt là loại căn hộ Dual Front và Duplex.
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.