Tiêu điểm
Thái Nguyên đang ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư lớn
Những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính đang đem lại cho Thái Nguyên sức hút riêng trong mắt các nhà đầu tư lớn.
Hàng loạt thủ tục hành chính tại Thái Nguyên được cắt giảm
Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 14%, vốn đăng ký FDI lên đến trên 7,1 tỷ USD và những cam kết đổi mới đang được hiện thực hóa, tỉnh Thái Nguyên đang phát huy vai trò là một trong những điểm đến hấp dẫn, tin cậy cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay giáp Thủ đô, gần cảng hàng không Nội Bài, giao thông kết nối thuận tiện đến cảng biển Hải Phòng, sự chủ động, tích cực kêu gọi đầu tư vào tỉnh đang tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi giúp Thái Nguyên thu hút các doanh nghiệp lớn tới đầu tư sản xuất kinh doanh.
Đánh giá về công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tại Tọa đàm trực tuyến “Thái Nguyên, tiềm năng phát triển và cơ hội đầu tư” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho rằng, về mặt thủ tục hành chính liên quan đến môi trường đầu tư trong những năm vừa qua Thái Nguyên đều xếp trong top 10, chứng tỏ thủ tục hành chính đã được các doanh nghiệp hài lòng và đánh giá cao.
Liên quan đến thủ tục kê khai thuế, ông Thời lấy ví dụ, thủ tục nộp thuế, thủ tục hoàn thuế hiện nay tại Thái Nguyên đều thông qua điện tử, việc này đã giúp cho doanh nghiệp giảm được 2/3 thời gian.
Việc thông qua điện tử giúp các doanh nghiệp không phải tiếp cán bộ thuế nên những nhũng nhiễu phiền hà về thuế đã giảm đi một cách rõ rệt, đó là cải cách rất tốt, ông Thời chia sẻ.
Thứ hai đối với ngành kế hoạch và đầu tư, trong năm qua cũng đã áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đăng ký kinh doanh điện tử, giúp cho doanh nghiệp giảm được thời gian, thủ tục đăng ký kinh doanh còn hai ngày. Thủ tục cấp phép đầu tư giảm xuống còn có 15 đến 20 ngày, giảm so với quy định của pháp luật rất nhiều. Về thủ tục hải quan, ngành Hải quan cũng rất tích cực cải thiện, nộp thuế, kê khai thuế và kê khai thủ tục hải quan đều thông qua điện tử giúp giảm thời gian.
Thời gian thông quan của một lô hàng bây giờ còn 70 đến 80 giờ như vậy cũng là thủ tục rất tốt, việc cấp quyền sử dụng đất trước đây rất phiền hà, bây giờ ngành tài nguyên và môi trường cũng thực hiện cơ chế một cửa liên thông. Thời gian để doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có 24 ngày, giảm được 20% so với quy định của pháp luật.
Theo ông Thời, chỉ cần một vài con số như vậy cho thấy các cấp lãnh đạo của tỉnh cũng ra sức chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Các ngành đã tích cực cải thiện cho nên doanh nghiệp cũng đã nhận thấy và đánh giá rất tốt. Doanh nghiệp rất hài lòng về các thủ tục hành chính trong mấy năm qua mà tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện.
Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, hiện Thái Nguyên xếp trong nhóm 15 của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, là một trong 2 tỉnh đứng đầu trong các tỉnh phía Bắc, Thái Nguyên là 1 trong 2 tỉnh có số doanh nghiệp và số hộ kinh doanh tốt nhất của 14 tỉnh miền núi phía Bắc.
Điều đó phản ánh về chất lượng của môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt vừa qua tỉnh Thái Nguyên là tỉnh dẫn đầu trong các tỉnh có mức đầu tư nước ngoài cao và là tỉnh được công ty hàng đầu trên thế giới như Samsung lựa chọn là đại bản doanh.
Theo ông Lộc, kết quả thống kê cho thấy, tại Thái Nguyên, các doanh nghiệp đánh giá cao các thủ tục hành chính, đặc biệt thủ tục hành chính trong tiếp cận đất đai. Tính năng động của chính quyền địa phương, chi phí thời gian, chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực ở Thái Nguyên cũng được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, về vấn đề thanh tra, kiểm tra cũng có những tiến bộ nhưng vẫn có hiện tượng thanh tra, kiểm tra chồng chéo. Theo ông Lộc, khảo sát PCI năm 2017 cho thấy vẫn có trường hợp 4 đến 5 đoàn kiểm tra trong một năm nhưng trường hợp đó thì ít.
Thường là có tình trạng các đồng chí lãnh đạo thì rất quyết liệt nhưng ở cấp thi hành thì chưa phải là như vậy. Trong cải cách thủ tục hành chính phải làm gì để những chủ trương tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, chủ trương phục vụ doanh nghiệp có thể trở thành hành động hàng ngày của đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở, đó là một bài toán khó nhất của các cấp lãnh đạo, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để "không thua ngay trên sân nhà"
Theo ông Thời, Thái Nguyên hiện đang có thế mạnh rất lớn về các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp FDI phải đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác thế mạnh của nhau.
Trong thời gian qua, giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp địa phương, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, tỉnh đã thường xuyên giao lưu, tọa đàm với nhau để tìm ra những vấn đề có thể hợp tác. Ví dụ như việc cung cấp lương thực thực phẩm cho Công ty Samsung, đồng thời một số phụ trợ khác cho công ty. Thông qua đó, các doanh nghiệp địa phương học tập được công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực quản trị. Chính vì vậy, trong những năm qua Thái Nguyên đã tăng trưởng vượt bậc. Trong đó doanh nghiệp địa phương cũng tăng trưởng.
Từ năm 2012 đến nay, bình quân tăng trưởng của doanh nghiệp địa phương là trên 50%, tăng cao hơn rất nhiều so với thời kỳ trước khi Samsung vào Thái Nguyên. Đấy là con số chứng minh cho việc học tập kinh nghiệm của doanh nghiệp FDI, ông Thời cho hay.
Đồng quan điểm, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho rằng, về phía doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn bộc lộ những yếu kém, tụt hậu như năng lực quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, năng lực tài chính, kỹ năng điều hành so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Do đó, tỉnh luôn khuyến khích doanh nghiệp "không được thua trên sân nhà", khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo của các doanh nghiệp. Về quan điểm chung, Thái Nguyên luôn đối xử bình đẳng, tổ chức nhiều cuộc làm việc để tạo cú hích cho doanh nghiệp địa phương phát triển.
Còn theo ông Vũ Tiến Lộc, cần tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước bởi sự cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân về sự thiếu bình đẳng là có thật.
Điều này trước hết xuất phát từ những chủ trương, chính sách của chúng ta, thực sự là ưu đãi các doanh nghiệp lớn hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai là đối với chính quyền địa phương, có tâm lý “sính ngoại” coi trọng FDI hơn, lý do là khi một doanh nghiệp FDI vào giải quyết nhiều lao động hơn, như một công trường lớn. Tư duy như vậy cần được thay đổi ở mọi cấp chính quyền, phải đặt vấn đề phát triển khu vực tư nhân trong nước, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải là trọng tâm trong chính sách phát triển của chúng ta.
Theo Chủ tịch VCCI, các doanh nghiệp lớn có thể tự bươn chải, trụ vững, hội nhập, phát triển nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có đủ sức như vậy, họ cần có sự trợ giúp của chính quyền, của hiệp hội doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao giờ cũng có đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển, đảm bảo phát triển bao trùm, gắn liền với an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nên gốc rễ của sự phát triển mỗi địa phương, mỗi nền kinh tế là sự phát triển tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mỗi chính quyền địa phương cần có hành xử, thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế nội địa. Nếu chúng ta biết tận dụng sự lan tỏa của FDI thì sẽ rất tốt nhưng nếu chính sách không tốt thì FDI sẽ chèn ép sự phát triển của những doanh nghiệp nội địa.
Trong thời gian tới VCCI sẽ làm việc với Samsung để Samsung và các doanh nghiệp nước ngoài bắt tay với những doanh nghiệp nội địa, dành quỹ giúp đào tạo những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Nguyên có thể lớn lên, tạo thành môi trường cộng sinh giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Đây là cơ hội bứt phá cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Nguyên trong thời gian tới, ông Lộc nhận định
Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên: 'Sẽ phải trả giá 5 hoặc 10 năm phát triển nếu doanh nghiệp mất niềm tin vào chính quyền'
'Không nên bằng lòng và vội thỏa mãn với thành tích về môi trường kinh doanh'
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, dù Việt Nam có nhiều chỉ số tăng điểm trong thời gian qua nhưng thứ hạng của Việt Nam lại thụt lùi so với nhiều nền kinh tế.
Nghị quyết mới của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh năm 2018
Chính phủ đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.
Báo chí là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong môi trường số ở Việt Nam
Theo ông Ngô Văn Tráng, Giám đốc Công nghệ Nội dung công ty VCCorp, trong môi trường số Việt Nam hiện nay, báo chí là đối tượng gặp tấn công nhiều nhất khi nhiều trang thông tin bị chiếm quyền kiểm soát thông qua gửi mã độc.
Góc nhìn của đại sứ Mỹ tại Việt Nam về môi trường kinh doanh qua chỉ số PCI
Theo ông Daniel J.Kritenbrink, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan tâm đến năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.