Bán tín chỉ carbon thu lợi hàng triệu USD từ trồng lúa bền vững
Áp dụng các biện pháp tiên tiến, mỗi héc ta lúa có tiềm năng giảm 5 – 10 tấn khí thải carbon, tương đương với 5 – 10 tín chỉ carbon, đem lại giá trị khoảng 50 – 100USD mỗi năm.
Áp dụng các biện pháp giảm phát thải cho canh tác lúa, Tập đoàn Lộc Trời kỳ vọng sẽ bán ra khoảng 10 triệu tín chỉ carbon mỗi năm trên thị trường.
“Hiện tại, Lộc Trời đã tạo ra được tín chỉ carbon và sẵn sàng thương mại hóa”, ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, cho biết.
Đồng thời, ông Thuận cũng khẳng định mục tiêu sẽ bán ra trên thị trường khoảng 10 triệu tấn tín chỉ carbon mỗi năm. Lượng tín chỉ carbon này đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ để bền vững hóa “hạt ngọc trời” đã được ông lớn ngành gạo này triển khai nhiều năm trở lại đây.
Cụ thể, ông Thuận cho biết, Lộc Trời triển khai giảm phát thải bắt đầu từ tiến hành các nghiên cứu khoa học để tìm ra giải pháp, sau đó kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành từ chính quyền địa phương. Quan trọng hơn cả, các giải pháp đó được chia sẻ với bà con nông dân kèm theo cơ chế chia sẻ lợi ích, giúp bà con trở thành lực lượng nòng cốt giảm phát thải cây lúa.
Nghiên cứu của Lộc Trời chỉ ra, những hoạt động làm gia tăng phát thải nhà kính trong canh tác lúa thực chất lại chính là những hoạt động có tính lãng phí, chẳng hạn như việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học là nguyên nhân phát thải khí ni-tơ, dùng nước tưới quá nhiều gây phát thải metan hay đốt bỏ rơm rạ thay vì tái chế, tái sử dụng là nguồn phát thải một lượng lớn carbon.
Hiểu được điều này, theo ông Thuận, Lộc Trời đã phải vay ngân hàng để có tiền cung cấp miễn phí những sản phẩm, vật tư cho người nông dân với số lượng “vừa đủ”, từ đó giúp nông dân làm quen với việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu ở mức đủ, không dùng “quá liều”.
Bên cạnh đó, Lộc Trời ứng dụng công nghệ hỗ trợ bà con phun thuốc trừ sâu thay vì xịt bằng tay như trước đây. “Bà con trước đây đa phần xịt thuốc trừ sâu bằng tay, dùng bình đeo trên vai, có nguy cơ lớn phơi nhiễm hóa chất và thực tế là rất nhiều người đã bị ung thư vì lý do này”, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết.
Điều này cũng góp phần làm triệt tiêu lượng hóa chất dư thừa tồn đọng trong đất, nước và trong chính hạt gạo, từ đó đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật của những thị trường xuất khẩu lớn.
Một hoạt động khác nhằm thúc đẩy bà con nông dân cùng chung tay bảo vệ môi trường là khuyến khích người nông dân thu gom lại rác thải như vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Ông Thuận cho biết, Lộc Trời khuyến khích người nông dân thông qua tổ chức cuộc thi xem ai thu gom được nhiều nhất và tặng vàng cho người thắng cuộc.
Thành quả của quá trình canh tác lúa bền vững không chỉ là 10 triệu tấn tín chỉ carbon mỗi năm như mục tiêu Lộc Trời đặt ra mà theo ông Thuận, còn là những sản phẩm xanh có giá trị thương mại cao, có thể kể đến như hạt nhựa sinh học làm từ trấu và gạo nếp hay tro từ quá trình xát gạo dùng làm xi măng nhẹ sử dụng trong xây dựng.
Quan trọng hơn cả, theo đại diện Lộc Trời, là doanh nghiệp này đang đồng hành với ngành nông nghiệp thực hiện mục tiêu của đất nước là đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
“Tính đến năm 2030, ngành nông nghiệp được dự báo sẽ tạo ra 120 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm, trong đó canh tác lúa gạo chiếm khoảng 50%. Do đó, chúng tôi biết phải làm gì, phải đóng góp gì nhằm cải thiện bức tranh chung đó”, ông Thuận nói.
Áp dụng các biện pháp tiên tiến, mỗi héc ta lúa có tiềm năng giảm 5 – 10 tấn khí thải carbon, tương đương với 5 – 10 tín chỉ carbon, đem lại giá trị khoảng 50 – 100USD mỗi năm.
Theo Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tín chỉ carbon từ 2022 – 2026.
Quy trình canh tác lúa gạo tại Việt Nam tạo ra ít khí thải hơn so với các đối thủ cạnh tranh, là nền tảng rất quan trọng có thể được tận dụng để xây dựng thương hiệu ngành lúa gạo cho đất nước.
Không phải là thị trường xuất khẩu gạo lớn tính theo sản lượng nhưng EU là thị trường có giá trị gia tăng cao do tiêu thụ chủ yếu các dòng gạo thơm, gạo dinh dưỡng chất lượng cao của Việt Nam.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?