Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Dù đã được tỉnh Lâm Đồng thống nhất cho điều chỉnh, hợp nhất 3 dự án du lịch tại TP. Đà Lạt, cũng như cho phép vừa điều chỉnh quy hoạch vừa làm thủ tục chứng nhận, TTC Lâm Đồng vẫn chưa thể rộng đường triển khai dự án.
Tháng 12/2021, Công ty CP Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (gọi tắt là TTC Lâm Đồng) được tỉnh Lâm Đồng thống nhất cho phép điều chỉnh chứng nhận đầu tư hợp nhất 3 dự án (Đồi Thống Nhất, Đồi Mộng Mơ và Thung lũng Tình Yêu) và điều chỉnh quy hoạch Thung lũng Tình yêu trước, thực hiện cập nhật nội dung vào đồ án quy hoạch chung 3 khu du lịch.
Tuy nhiên, tới nay các thủ tục liên quan đến thực hiện dự án Thung lũng Tình yêu vẫn đang ‘dậm chân tại chỗ’ do vướng mắc về cho thuê đất, thuê rừng.
Cụ thể, tháng 12/2020, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định 2865 cho TTC Lâm Đồng thuê khoảng 130ha đất tại TP. Đà Lạt với thời hạn sử dụng đến năm 2059 (trong đó khoảng 108ha là đất rừng phòng hộ) để thực hiện dự án khu du lịch Thung lũng Tình yêu.
Tới tháng 8/2021 (tức sau khi TTC Lâm Đồng nhận được quyết định cho thuê đất của tỉnh và trước khi được địa phương thống nhất cho phép thực hiện song song thủ tục đầu tư - điều chỉnh quy hoạch), Kiểm toán nhà nước kiến nghị tỉnh Lâm Đồng thu hồi, hủy bỏ các quyết định (trong đó có Quyết định 2865) đã cho TTC Lâm Đồng thuê đất, thuê rừng tại TP. Đà Lạt vì không đúng quy định tại Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp.
Tới cuối tháng 7/2022, tỉnh Lâm Đồng đề nghị Kiểm toán Nhà nước đưa ra khỏi phần kiến nghị nội dung thu hồi, hủy bỏ các quyết định của UBND tỉnh cho TTC Lâm Đồng thuê đất, thuê rừng. Mới đây, Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII đã có văn bản thống nhất với đề nghị nêu trên của tỉnh Lâm Đồng.
Nhưng tới nay, các thủ tục liên quan đến thực hiện dự án Thung lũng Tình yêu vẫn đang ‘dậm chân tại chỗ’ vì phải chờ kết luận của Tổng Kiểm toán Nhà nước về vấn đề này.
Trong bối cảnh đó, TTC Lâm Đồng cho biết việc thực hiện dự án Thung lũng Tình yêu gặp rất nhiều khó khăn.
Trước hết, là quá trình điều chỉnh quy hoạch và xin bổ sung hạng mục Cầu đáy kính vào chứng nhận đăng ký đầu tư đã kéo dài suốt từ 2015 tới nay. Trong khi tiến độ thực hiện dự án đã hết (theo chứng nhận đăng ký đầu tư là từ 2009-2019), nên để hoàn thành được các hạng mục mới như Cầu đáy kính và Indoor Game, TTC Lâm Đồng phải thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án.
Trong quá trình lập quy hoạch lại 3 khu du lịch (từ năm 2015), TTC Lâm Đồng cho biết nhận được Thông báo của Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh (giữa năm 2016) về triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.
‘Việc quy hoạch lại 3 khu hết sức khó khăn đó là bố trí công trình trên diện tích đất không có cây thông quy hoạch 3 khu nêu trên, làm phá sản hoàn toàn mục tiêu kinh doanh đã đề ra với việc hợp nhất 3 khu du lịch’ – Văn bản của TTC Lâm Đồng nêu rõ.
Từ đây, TTC Lâm Đồng kiến nghị Sở Kế hoạch và đầu tư Lâm Đồng cho phép tiếp tục gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng để thực hiện dự án Khu du lịch Thung lũng Tình yêu. Chủ đầu tư cam kết, nếu hết thời gian gia hạn mà vẫn không đưa đất vào sử dụng thì dự án bị chấm dứt hoạt động (hoặc thu hồi) vô điều kiện.
Như đã thông tin, 3 khu du lịch này nằm kề nhau và cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 5km đều do TTC Lâm Đồng là chủ đầu tư. Ít tháng sau đó, 3 dự án nêu trên đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương sáp nhập thành một dự án. Đồng thời, TTC Lâm Đồng đang tiến hành rà soát, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan.
Để có được quỹ đất hàng trăm ha đầu tư các dự án du lịch tại Đà Lạt, TTC Lâm Đồng đã thâu tóm 3 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH MTV Địa ốc Dũng Anh, Công ty CP Du lịch Thung lũng Tình yêu Đà Lạt và Công ty CP Chè Ngọc Bảo.
Qua đó, TTC Lâm Đồng gián tiếp sở hữu quỹ đất (từ chính các công ty nêu trên) để đầu tư phát triển các dự án du lịch tại TP. Đà Lạt (theo giới thiệu chính là tổ hợp TTC World Thung Lũng Tình Yêu gồm 3 khu du lịch quy mô 220ha).
Tuy nhiên, thực tế TTC World Thung Lũng Tình Yêu mới có quy mô khoảng 137ha gồm 2 khu du lịch là Thung lũng tình yêu và Đồi Mộng Mơ. Khu du lịch Đồi Thống Nhất chính là mảnh ghép còn dang dở của tổ hợp này.
Vài tháng trước, TTC Lâm Đồng cũng có động thái xin gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng tại dự án Khu du lịch Đồi Thống Nhất (theo văn bản của UBND tỉnh hồi tháng 5/2021 đồng ý chủ trương cho TTC Lâm Đồng tiếp tục triển khai dự án này với thời gian gia hạn 24 tháng).
Tương tự Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, Đồi Thống Nhất cũng gặp tình trạng chậm tiến độ do liên quan tới việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng (hồi năm 2016) tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vữngvùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.