Tiêu điểm
Thế giới cận kề 'bão giá' lương thực
Thất bại trong cải cách hệ thống lương thực được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực gia tăng giữa bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine.
Phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu lương thực và đầu cơ hàng hóa quá mức khiến cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn kể từ khi nổ ra chiến sự tại Ukraine.
Hai điểm yếu cơ bản này này đã không được xử lý sau khi giá lương thực từng tăng đột biến vào giai đoạn 2007 – 2008.
Cụ thể, sau khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, thế giới ghi nhận mức giá lương thực cao nhất mọi thời đại vào tháng 3/2022, ảnh hưởng nặng nề đến một số quốc gia đang bị mất an ninh lương thực.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp quốc (FFPI) đạt trung bình gần 160 điểm trong tháng 3/2022, tăng tới gần 13% so với tháng 2, thiết lập ngưỡng cao kỷ lục.
Theo Uỷ ban quốc tế Các chuyên gia về lương thực bền vững (IPES-Food), sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực là một trong những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng an ninh lương thực đang gia tăng.
Theo đó, sự đa dạng trong chế độ ăn uống trên toàn cầu đã giảm trong nhiều thập kỷ, các loại cây trồng chuyên để xuất khẩu được phát triển rộng rãi, và một số quốc gia hiện phụ thuộc 100% vào nhập khẩu lương thực chính.
Hệ thống sản xuất khó đổi mới cũng là yếu tố đáng chú ý. Sự chuyên biệt hóa quá mức về mặt địa lý, sự ưu đãi của thương nhân và chính phủ đối với cây lương thực hàng hoá và nhiên liệu sinh học, cũng như sự phụ thuộc vào phân bón tổng hợp đều kìm hãm khả năng đa dạng hóa sản xuất lương thực và chuyển đổi phương thức sản xuất lương thực của người nông dân.
Ngoài ra, thị trường suy giảm và đầu cơ, cùng với vòng luẩn quẩn của xung đột, biến đổi khí hậu, đói nghèo và mất an ninh lương thực cũng góp phần gia tăng khủng hoảng.
Các chuyên gia cảnh báo những phản ứng thiển cận đối với cuộc khủng hoảng – như đình chỉ các quy định về môi trường, tăng cường sản xuất lương thực hướng công nghiệp, và thúc đẩy hơn nữa nền nông nghiệp phụ thuộc vào phân bón theo định hướng xuất khẩu – sẽ khiến xu hướng hiện nay trầm trọng thêm.
Thay vào đó, nhóm chuyên gia kêu gọi cần hành động khẩn cấp nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính và xóa nợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương, ngăn chặn tình trạng đầu cơ hàng hóa quá mức và nâng cao tính minh bạch của thị trường.
Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống dự trữ ngũ cốc theo khu vực, đa dạng hóa sản xuất lương thực và cơ cấu lại dòng chảy thương mại, giảm lượng nhiên liệu sinh học, số lượng vật nuôi và sự phụ thuộc vào phân bón cũng như năng lượng hóa thạch trong sản xuất lương thực.
Ông Olivier De Schutter, đồng chủ tịch IPES-Food, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp quốc về đói nghèo và nhân quyền, nhận định việc tiếp tục dựa vào một số lượng hàng hoá lương thực và các quốc gia để cung cấp lương thực cho toàn thế giới, kết hợp với việc các nhà tài đầu tư tài chính đánh cược vào lương thực, là một công thức dẫn đến thảm họa.
“Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng lần này sẽ khác. Làm cho hệ thống lương thực trở nên linh hoạt, đa dạng và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp đảm bảo rằng cú sốc tiếp theo – cho dù do xung đột hay biến đổi khí hậu – cũng không gây ra một cuộc khủng hoảng khác”, ông nhấn mạnh.
Jennifer Clapp, chuyên gia IPES-Food, cho biết nhiều bằng chứng cho thấy các nhà đầu cơ tài chính đang nhảy vào đầu tư hàng hóa và đánh cược vào tăng giá lương thực, và điều này đang đẩy những người nghèo nhất trên thế giới vào tình trạng đói kém hơn.
Các chính phủ cần giải quyết khẩn trương việc đầu cơ quá mức và đảm bảo tính minh bạch của các kho dự trữ lương thực cũng như thị trường hàng hóa.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Thế giới dự báo giá lương thực có thể tăng gần 23% trong năm nay, trước khi giảm khoảng 10% vào năm sau. Một phần nguyên nhân bởi căng thẳng quân sự tại Ukraine, cũng như bởi nguồn cung gián đoạn trong khi nhu cầu tiêu dùng đã quay trở lại hậu Covid-19.
Mặc dù nhiều nước đã tìm cách giảm thuế, tăng trợ cấp nhằm đối phó với bão giá, Ngân hàng Thế giới cho rằng các chính sách này chỉ giúp giảm nhiệt trong ngắn hạn. Trong khi đó, sự hỗ trợ từ chính phủ như vậy còn duy trì nhu cầu, từ đó có thể đẩy giá cả tiếp tục gia tăng.
Chiến sự ở Ukraine phơi bày những lỗ hổng về nghiên cứu lương thực toàn cầu
Giá nguyên liệu đầu vào tác động lớn nhất lên CPI tháng 4
Giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, gas, xăng dầu, xi măng, phân bón… đồng loạt tăng đã khiến phần lớn nhóm hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn.
Dự báo lạm phát 2022 tăng vì giá nhiên liệu
HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam 2022 ở mức trung bình 3%, tăng so với mức đưa ra trước đó, sau khi đánh giá tình hình giá nhiên liệu tăng cao.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.