Giá nguyên liệu đầu vào tác động lớn nhất lên CPI tháng 4

Nhật Hạ Thứ sáu, 29/04/2022 - 12:52

Giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, gas, xăng dầu, xi măng, phân bón… đồng loạt tăng đã khiến phần lớn nhóm hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm nay, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020.

Đà tăng của nguyên liệu đầu vào khiến CPI tăng tiếp trong tháng 4

Tổng cục Thống kê cho biết lạm phát tăng trong tháng này chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất; dịch vụ giáo dục tăng trở lại tại một số địa phương sau thời gian miễn giảm học phí; giá ăn uống ngoài gia đình và dịch vụ du lịch tăng theo nhu cầu tiêu dùng.

Đà tăng của nguyên liệu đầu vào khiến CPI tăng tiếp trong tháng 4 1

Trong mức tăng 0,18% của CPI tháng 4/2022 so với tháng trước có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch có mức tăng cao nhất với 1,16% do giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 5,22% so với tháng trước do nhu cầu du lịch tăng trở lại.

Nhóm giáo dục tăng 0,96% (làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục tăng 1,07% do một số địa phương tăng học phí trở lại năm học 2021 - 2022 sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như Hà Nội tăng 1,98%; Nghệ An tăng 19,89%; Bình Định tăng 10,22%; Phú Yên tăng 21,08%; Kiên Giang tăng 6,1%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,58% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,02%; giá tiền thuê nhà tháng Tư tăng 0,47%; giá gas tăng 2,63%; giá dầu hỏa tăng 7,25%. Ở chiều ngược lại giá điện sinh hoạt tháng Tư giảm 0,41%; giá nước sinh hoạt giảm 2,11%.

Trong đó, giá thép tăng khi giá nguyên liệu từ quặng sắt, thép phế liệu… tăng mạnh; giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu và than đá tăng cao. Bên cạnh đó, giá một số sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao như đá, cát, gạch xây dựng.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/4/2022, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 14.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 42,5 USD/tấn.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,32% do chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè: Giá máy điều hòa nhiệt độ tăng 0,34% so với tháng trước; giá quạt điện tăng 0,2%; giá tủ lạnh tăng 0,1%... Ở chiều ngược lại, bình nước nóng giảm 0,1% so với tháng trước và chăn, màn, gối giảm 0,15%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,22% do thời tiết chuyển nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng. Giá nước khoáng tăng 0,16%; nước giải khát có ga tăng 0,26%; nước quả ép tăng 0,28%. Rượu bia và thuốc hút lần lượt tăng 0,3% và 0,12% so với tháng trước.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,18%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân như máy dùng điện chăm sóc cá nhân tăng 0,08%; dụng cụ cá nhân không dùng điện tăng 0,12%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,26%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03% do thời tiết giao mùa, các loại vi rút gây bệnh sinh sôi, người dân tăng mua các loại thuốc tăng cường hệ miễn dịch, trong đó giá nhóm thuốc vitamin, khoáng chất tăng 0,04%; nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tăng 0,36%; giá nhóm thuốc về đường tiêu hóa tăng 0,11%.

Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,05% (làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm).

Trong đó, lương thực tăng 0,21% (tác động CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm); thực phẩm giảm 0,32% (tác động giảm 0,07 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,51% (tác động CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm).

Ở mặt hàng lương thực, giá gạo tăng 0,03% theo giá gạo xuất khẩu và giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận chuyển tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác (giá mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,38% so với tháng trước; bột mì tăng 0,77%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,45%; bánh mì tăng 0,89%).

Còn các mặt hàng thực phẩm, giá thịt lợn giảm 1,03% (tác động CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm) do nguồn cung đảm bảo trong khi nhu cầu ổn định (giá thịt quay, giò, chả giảm 0,12%; mỡ động vật giảm 1,56%); rau tươi, khô và chế biến giảm 2,75%; quả tươi và chế biến giảm 1,19%. Ở chiều ngược lại, giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,16%; thịt gia cầm tăng 0,61%; giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng nên giá dầu thực vật tăng 3,2%.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,12%.

Nhóm giao thông giảm 0,59% (làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 01/4/2022, 12/4/2022 và 21/4/2022 làm cho giá xăng giảm 2,5%; giá dầu diezen tăng 7,01%. Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,72% do giá nhiên liệu tăng; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,42%; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,32%; phí học bằng lái xe tăng 0,11%.

Lạm phát cơ bản tháng 4/2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,1%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu.

Khó tránh rủi ro lạm phát trong năm 2022

Khó tránh rủi ro lạm phát trong năm 2022

Tiêu điểm -  2 năm
Việc kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2022 là mục tiêu khó.
Khó tránh rủi ro lạm phát trong năm 2022

Khó tránh rủi ro lạm phát trong năm 2022

Tiêu điểm -  2 năm
Việc kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2022 là mục tiêu khó.
Chọn bất động sản nào để đầu tư trước rủi ro lạm phát?

Chọn bất động sản nào để đầu tư trước rủi ro lạm phát?

Bất động sản -  2 năm

Nếu lạm phát tăng quá cao, không phải phân khúc bất động sản nào cũng là kênh đầu tư an toàn và được hưởng lợi.

Khó tránh rủi ro lạm phát trong năm 2022

Khó tránh rủi ro lạm phát trong năm 2022

Tiêu điểm -  2 năm

Việc kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2022 là mục tiêu khó.

World Bank cảnh báo áp lực lạm phát của Việt Nam

World Bank cảnh báo áp lực lạm phát của Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Theo World Bank, lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tiêu dùng trong nước và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Nhiều áp lực để giữ mục tiêu lạm phát dưới 4%

Nhiều áp lực để giữ mục tiêu lạm phát dưới 4%

Tiêu điểm -  2 năm

Chi phí đẩy có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao trong vài tháng tới, tuy nhiên tình hình không quá mức tiêu cực. Điều hành chính sách cung tiền tốt sẽ giúp Việt Nam hạn chế tác động từ cơn "bão giá" này.

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Golden Gate nung nấu ý tưởng đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao ở chiều ngược lại.

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tiêu điểm -  1 giờ

Sunwah và Hằng Ích, hai tập đoàn của Trung Quốc vừa đề nghị tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ khảo sát một số cửa khẩu để xây dựng dự án trung tâm khai báo hải quan

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Tiêu điểm -  1 giờ

Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Nisshin Seifun - tập đoàn hàng đầu ngành chế biến thực phẩm Nhật Bản lần đầu bán xốt mì ý, bột trộn sẵn tại Việt Nam sau hơn 10 năm đầu tư.

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi ở phía Bắc, Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu.

Scatec bán nhà máy điện gió Đầm Nại

Scatec bán nhà máy điện gió Đầm Nại

Tiêu điểm -  16 giờ

Thương vụ thoái vốn của Scatec diễn ra trong bối cảnh một số doanh nghiệp năng lượng châu Âu tái cơ cấu danh mục đầu tư và rút khỏi Việt Nam.

Thêm ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay sau bão Yagi

Thêm ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay sau bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Ngân hàng TPBank giảm tối đa 50% số tiền lãi hiện tại cho khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do bão, lũ gây ra bởi cơn bão Yagi.