Tính đến ngày 20/9/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 13,25 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2017.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần vào Việt Nam đạt 25,37 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo đó, có 2.182 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 14,1 tỷ USD, bằng 97% so với cùng kỳ năm 2017 và 841 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,5 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước có 5.275 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,7 tỷ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ 2017.
Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) kể cả dầu thô đạt 127,8 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm gần 71,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 126,1 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 70,5% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu đạt 104,1 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017 và chiếm 60% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung, khu vực ĐTNN xuất siêu 23,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,9 tỷ USD không kể dầu thô.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất sự quan tâm của nhà ĐTNN. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, đứng thứ ba là hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Theo đối tác đầu tư, có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản đứng thứ nhất, Hàn Quốc đứng thứ hai và Singapore đứng vị trí thứ ba.
Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, theo sau là TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.