Cải cách thủ tục hành chính gặp khó vì 'động chạm lợi ích'
Theo nhiều chuyên gia, các giải pháp cải cách thủ tục hành chính đang gặp nhiều khó khăn do động chạm đến lợi ích của nhiều người.
Sau khi có thêm 3 dịch vụ công trực tuyến thứ 998 - 1.000 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia từ ngày 19/8, ước tính xã hội sẽ tiết kiệm được thêm khoảng 2.000 tỷ đồng.
Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) ngày 19/8 đã tích hợp dịch vụ công thứ 1.000 gồm kê khai, nộp lệ phí trước bạ mức độ 4 và cấp đăng ký, biển số xe mức độ 3.
Theo đó, từ nay, người dân, doanh nghiệp chỉ cần ngồi một chỗ với máy tính hoặc điện thoại thông minh và internet với vài thao tác đơn giản để khai, nộp lệ phí trước bạ, đồng thời chỉ cần đến cơ quan công an một lần để bấm và lấy biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.
Trước đó, người dân phải mất vài ngày để khai và chuẩn bị nhiều hồ sơ nộp phí trước bạ tại cơ quan thuế, sau đó mang xe đến tận cơ quan công an để cà số khung.
Điều đó cho thấy dịch vụ công trực tuyến đã giúp đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ người dân phải khai, phải nộp, giảm thời gian, chi phí đi lại làm thủ tục, đồng thời thúc đẩy thanh toán trực tuyến, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19.
Dịch vụ công thứ 1.000 trước tiên được thí điểm đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước tại Hà Nội, TP.HCM, sau đó từ tháng 11 dự kiến sẽ mở rộng toàn quốc, gồm cả xe nhập khẩu chưa qua sử dụng.
Theo số liệu tổng hợp của cảnh sát giao thông, khi triển khai toàn quốc, mỗi năm, dịch vụ công thứ 1.000 sẽ phục vụ khoảng hơn 4 triệu trường hợp đăng ký xe. Với việc áp dụng thí điểm tại Hà Nội, TP.HCM, dịch vụ trực tuyến này ước tính sẽ tiết kiệm cho xã hội khoảng hơn 327 tỷ đồng mỗi năm.
Trước đó tại cuộc họp ngày 29/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dịch vụ công thứ 1.000 là dịch vụ rất quan trọng và rất khó bởi lần đầu tiên triển khai và phải cấu trúc lại quy trình thủ tục.
Do đó, ông kỳ vọng "khi được vận hành sẽ là sản phẩm thay đổi tư duy, cách quản lý, là hành động cụ thể phục vụ người dân, doanh nghiệp".
Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, cách thức bấm biển số tự động đang được nghiên cứu để người dân không phải đến bấm và trả biển số qua bưu chính.
Cùng ngày, dịch vụ công thứ 999 cũng được tích hợp trên Cổng DVCQG là liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động.
Dịch vụ công này sẽ giúp 800.000 đơn vị cắt giảm thủ tục báo cáo tình hình thay đổi lao động (6 tháng, 1 năm, đột xuất), song song, chia sẻ thông tin, dữ liệu về quản lý lao động giữa các cơ quan đảm bảo việc thực hiện tốt hơn chức năng quản lý giữa các cơ quan.
Do đó, nếu thực hiện dịch vụ liên thông điện tử, mỗi năm, đơn vị sử dụng lao động sẽ tiết kiệm được ít nhất 2 ngày công, từ đó tiết kiệm chi phí của xã hội tối thiểu 344 tỷ đồng.
Dịch vụ thứ 998 cũng vừa mới được cơ quan nhà nước tích hợp lên cổng là đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Dịch vụ này sẽ phục vụ trên 780.000 đơn vị tham gia đóng BHXH cho hơn 14,5 triệu lao động và 12,8 triệu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động hàng tháng.
Đây là dịch vụ công thiết yếu, hiện nay các đơn vị lao động hàng tháng đều làm bằng hình thức thủ công gồm chuẩn bị chứng từ ủy nhiệm chi, đến ngân hàng hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.
Thay vì đó, từ nay, đơn vị sử dụng lao động đã có thể thực hiện dịch vụ công này thông qua hình thức trực tuyến, giúp tiết kiệm được ít nhất 1 ngày công mỗi tháng cho việc này, đồng thời thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Nếu chỉ lấy con số 501.044 đơn vị sử dụng lao động đã có giao dịch điện tử với BHXH thì số tiền tiết kiệm của toàn xã hội hàng năm sẽ khoảng hơn 1.329 tỷ đồng.
Ngoài hai dịch vụ trên, bốn dịch vụ công trực tuyến khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã tích hợp trên Cổng DVCQG gồm cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT; giải quyết hưởng chế độ thai sản; giải quyết hưởng chế độ ốm đau; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cổng Dịch vụ công quốc gia là một trong những nỗ lực lớn của Chính phủ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tính đến ngày 18/8/2020, Cổng DVCQG đã có hơn 227.000 tài khoản đăng ký và hơn 58 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, thực hiện dịch vụ, với hơn 14,3 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và 246.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ cổng.
Sau hơn 8 tháng vận hành, Cổng đã kết nối với 18 bộ, cơ quan, 63 tỉnh, thành phố và 8 ngân hàng, trung gian thanh toán, đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử; tích hợp, cung cấp 1.000 dịch vụ công trực tuyến.
Tính trung bình hiện nay mỗi ngày làm việc Cổng DVCQG tiếp nhận, xử lý khoảng 4.000 hồ sơ trực tuyến; tiếp nhận, xử lý hơn 23.000 cuộc gọi tới tổng đài và hơn 7.600 phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Được đưa vận hành từ tháng 3/2020, hệ thống thanh toán trực tuyến đã xử lý gần 7.000 giao dịch thanh toán trực tuyến, trong đó số lượng giao dịch từ tháng 7/2020 trở lại đây là hơn 4.000 giao dịch.
Tính tại thời điểm tích hợp, cung cấp dịch vụ công thứ 1.000, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được do Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.722 tỷ đồng mỗi năm.
Tại buổi lễ chính thức tích hợp dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 ngày 19/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu hoàn thành việc tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng, khoáng sản, thuế, xử lý vi phạm hành chính, viện phí, học phí…
Đồng thời, tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các tính năng của Cổng để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Mục tiêu là phải hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.
Theo nhiều chuyên gia, các giải pháp cải cách thủ tục hành chính đang gặp nhiều khó khăn do động chạm đến lợi ích của nhiều người.
Ở góc độ người dân, thủ tục hành chính công hầu như không có sự cải thiện và còn nhiều hạn chế, theo báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2019.
Mặc dù thời gian thực hiện thủ tục hành chính không cao nhưng với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng, xây dựng đang là nhóm thủ tục đắt đỏ nhất theo bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.
Để thẩm định một dự án đầu tư xây dựng, thay vì chỉ cần thời gian 15 ngày như trên lý thuyết, các chủ đầu tư thực tế phải mất đến 5 - 6 tháng là chuyện bình thường.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.