Cải cách thủ tục hành chính gặp khó vì 'động chạm lợi ích'

An Chi Thứ năm, 28/05/2020 - 08:00

Theo nhiều chuyên gia, các giải pháp cải cách thủ tục hành chính đang gặp nhiều khó khăn do động chạm đến lợi ích của nhiều người.

Vẫn còn nhiều dư địa cho cải cách thủ tục hành chính

Do tác động của dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, sản xuất cầm chừng. 

Theo TS. Cấn Văn Lực, qua khảo sát 15 ngành nghề bị tác động bởi dịch bệnh; dệt may, da giày, sản xuất kinh doanh thép, khai khoáng, khai thác dầu thô, du lịch, vận tải kho bãi, tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản và giáo dục đào tạo là những ngành hiện đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất.

Dẫn dự báo của IMF về việc kinh tế thế giới tăng trưởng âm 3%; GDP của Việt Nam tăng khoảng 2,7% trong năm 2020, ông Lực cho rằng, khả năng Việt Nam tăng trưởng hơn 5% không phải là bất khả thi. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, để phục hồi lại nền kinh tế và giúp doanh nghiệp vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch, vị chuyên gia này cho rằng, cải cách thủ tục hành chính là một trong những kênh quan trọng. 

Nếu thủ tục hành chính quá nặng nề, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội kinh doanh và khó có thể phát triển.

Theo đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ giúp khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Qua đó, giúp giải phóng nguồn lực cho người dân và doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, giảm chi phí cơ hội, không chính thức. 

Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tô Hoài Nam, để cải cách thủ tục hành chính là không dễ. Các giải pháp hiện đang gặp nhiều khó khăn do động chạm đến lợi ích của nhiều người. 

Mặt khác, việc đổi mới mô hình quản lý cán bộ công chức; xử lý xung đột giữa các văn bản quy phạm pháp luật; xử lý thủ tục hành chính bằng công nghệ thông tin; điều chỉnh quan hệ giữa cấp Trung ương và địa phương còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho cải cách.

Covid-19 tiếp tục giáng đòn lên ngành sản xuất

Tại Hội nghị trực tuyến “Hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19”, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng cho rằng, nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sau đại dịch là rất cao, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều dư địa cho cải cách thủ tục hành chính.

Đáng chú ý, dù gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính nhưng số doanh nghiệp được hỗ trợ rất hạn chế. Tính đến tháng 4/2020, chỉ có 2,9% doanh nghiệp chính thức nhận được hỗ trợ. 

65% doanh nghiệp đã nắm được thông tin về chính sách nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận.

Nguyên nhân của thực trạng này được ông Thân chỉ là do công tác tuyên truyền chưa được hiệu quả. Các thông tư, nghị định chưa chi tiết hóa được các quy trình, thủ tục hành chính khiến doanh nghiệp và người dân còn lúng túng trong thực hiện.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam cho rằng, hiện doanh nghiệp có nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính là do sự chồng chéo giữa các luật với nhau, các thủ tục về xin giấy phép hoạt động dường như vẫn khó tiếp cận, nhiều thủ tục còn gây phiền hà gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ công nhiều hơn

Đưa ra giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ông Lực đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành cần đẩy mạnh tiến độ thực hiện các gói hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển công nghiệp hỗ trợ; tăng năng lực chống chịu của nền kinh tế với cú sốc bên ngoài.

Các doanh nghiệp, hiệp hội cần thực hiện mô hình "3 Rs" (Respond, Recover và Re-invent), tức ứng phó với đại dịch, phục hồi và đổi mới, sáng tạo mô hình, chiến lược kinh doanh. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh số; cải cách hành chính thực chất; nâng cao năng suất lao động; tăng cường kết nối, tham gia chuỗi giá trị.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và chuyển đổi phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng điện tử hóa, phi giấy tờ. 

Đặc biệt, Cổng dịch vụ công quốc gia, sau 5 tháng hoạt động, đã tích hợp, cung cấp khoảng 400 dịch vụ công trực tuyến. 

Tuy nhiên, qua số liệu thống kê, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công cao hơn rất nhiều doanh nghiệp. Do đó, ông đề nghị, doang nghiệp cần tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến. 

"Sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia là quyền lợi của doanh nghiệp, nếu không thực hiện doanh nghiệp sẽ tự mình làm mất cơ hội", ông Dũng nhấn mạnh.

Kịch bản ứng phó làn sóng thứ hai của Covid-19

Kịch bản ứng phó làn sóng thứ hai của Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Chính phủ được yêu cầu xây dựng thêm kịch bản tăng trưởng thứ ba bên cạnh hai kịch bản hiện có nếu xảy ra làn sóng thứ hai của Covid-19 và dịch bệnh trên thế giới có thể kéo dài tới năm sau.
Kịch bản ứng phó làn sóng thứ hai của Covid-19

Kịch bản ứng phó làn sóng thứ hai của Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Chính phủ được yêu cầu xây dựng thêm kịch bản tăng trưởng thứ ba bên cạnh hai kịch bản hiện có nếu xảy ra làn sóng thứ hai của Covid-19 và dịch bệnh trên thế giới có thể kéo dài tới năm sau.
Thủ tục hành chính công ‘đi lùi’ dù nỗ lực cải cách?

Thủ tục hành chính công ‘đi lùi’ dù nỗ lực cải cách?

Tiêu điểm -  4 năm

Ở góc độ người dân, thủ tục hành chính công hầu như không có sự cải thiện và còn nhiều hạn chế, theo báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2019.

Chuẩn mực, tiện nghi và văn minh: Đặc quyền của cư dân trung tâm hành chính

Chuẩn mực, tiện nghi và văn minh: Đặc quyền của cư dân trung tâm hành chính

Bất động sản -  4 năm

Westgate, tổ hợp gần 2.000 căn hộ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản An Gia, đang "gây bão" thị trường Tây Sài Gòn khi là dự án đầu tiên toạ lạc ngay trung tâm hành chính Bình Chánh. Vị thế đắc địa này tạo ra những đặc quyền vượt trội cho cư dân so với các dự án cùng phân khúc.

'Ủy ban quản lý vốn nhà nước không phải là đơn vị hành chính gây khó doanh nghiệp'

'Ủy ban quản lý vốn nhà nước không phải là đơn vị hành chính gây khó doanh nghiệp'

Tiêu điểm -  4 năm

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp không phải là đơn vị hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp mà tạo thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, chú ý nhân lực có đức, có tài cho các tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chặn quyền lực vô hình của bộ phận kế toán, hành chính trong doanh nghiệp

Chặn quyền lực vô hình của bộ phận kế toán, hành chính trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Đôi khi, một số bộ phận trong công ty như hành chính - kế toán nắm trong tay một thứ quyền lực vô hình quá lớn khiến rất nhiều nhân sự phải e dè và thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  10 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  14 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  14 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.