Tài chính
Thêm công ty chứng khoán Việt Nam về tay tập đoàn Hàn Quốc
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tiến hành thâu tóm liên tiếp 2 công ty chứng khoán Việt Nam.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định chấp thuận giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần chiếm từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của Công ty Chứng khoán SJC (SJCS).
Theo đó, các cổ đông trong nước của SJCS đã chuyển nhượng toàn bộ 3,45 triệu cổ phiếu SJCS, tương đương tỷ lệ 65,01% cổ phần cho đối tác đến từ Hàn Quốc là Asam Asset Management. Giá trị chuyển nhượng không được công bố.
Sau khi chuyển nhượng cổ phần cho đối tác Hàn Quốc, các thành viên trong ban lãnh đạo công ty chứng khoán này đã từ nhiệm và được thay thế bởi các thành viên đến từ Asam Asset Management.
Asam Asset Management được thành lập năm 1996 tại Hàn Quốc, hiện đang quản lý khối tài sản 310 tỷ Won. Asam Asset Management có mặt tại Việt Nam từ tháng 4/2018, chuyên thực hiện các nghiệp vụ nghiên cứu, phân tích, tư vấn đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Về phần SJCS, đây là công ty chứng khoán quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả. Nửa đầu năm 2020, SJCS lỗ 1,3 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 21 tỷ đồng.
Tháng trước, The Kwangju Bank đã mua lại Công ty chứng khoán Morgan Stanley Gateway và đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán JB Việt Nam với vốn điều lệ 300 tỷ đồng.
Từ những công ty nhỏ ít tên tuổi, các công ty chứng khoán Hàn Quốc dần trở thành những thế lực mới trên thị trường nhờ nguồn lực tài chính mạnh mẽ.
Tính đến nay, thị trường Việt Nam đã có sự hiện diện của 8 công ty chứng khoán có vốn Hàn Quốc, bao gồm Chứng khoán KIS, khoán Mirae Asset, Chứng khoán Pinetree (tiền thân là Công ty chứng khoán HFT), Chứng khoán KB Việt Nam (mua lại Công ty chứng khoán Maritime), Chứng khoán Shinhan Việt Nam (đổi tên từ Công ty Chứng khoán Nam An), Chứng khoán NH (tiền thân là Công ty chứng khoán Woori CBV) và 2 thương vụ mới đây gồm Công ty Chứng khoán JB Việt Nam và Công ty Chứng khoán SJCS.
Sự hiện diện của các công ty chứng khoán Hàn Quốc đang thổi làn gió mới trên sàn chứng khoán Việt Nam. Sau khi mua lại, đối tác Hàn Quốc đã mau chóng tăng vốn và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh với các công ty chứng khoán trong nước.
Năm ngoái, Công ty Chứng khoán Mirae Asset đã tiến hành tăng vốn liên tục lên 5.500 tỷ đồng, cạnh tranh với Công ty chứng khoán SSI để trở thành công ty có vốn điều lệ lớn nhất. Không chỉ vậy, Công ty Chứng khoán Mirae Asset hiện cũng là công ty chứng khoán có thị phần cho vay margin lớn nhất thị trường.
Ghi nhận sau nửa đầu năm 2020, top 10 công ty chứng khoán có dư nợ margin lớn nhất thị trường có 3 công ty của Hàn Quốc, bao gồm Mirae Asset Securities (8.575 tỷ đồng), KIS (3.084 tỷ đồng) và KB Securities (2.339) tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô ổn định là yếu tố được các tổ chức Hàn Quốc đánh giá cao khi đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, một yếu tố khác phải kể tới là lãi suất. Nếu như lãi suất cơ bản tại Hàn Quốc khá thấp, chỉ khoảng 1,5% thì lãi suất tại tại Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều.
Lãi suất gửi ngân hàng dù giảm nhưng vẫn xoay quanh 7%/năm, trong khi lãi suất cho vay margin tại các công ty chứng khoán vẫn duy trì ở mức 12 – 14%/năm. Đây là yếu tố góp phần khiến dòng vốn Hàn Quốc đổ mạnh vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán.
VDSC: Chứng khoán đang hấp dẫn hơn vàng và bất động sản
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.