Thêm một phiên đấu giá cổ phần nhà nước thất bại

Minh An Thứ hai, 25/12/2017 - 15:06

Phiên đấu giá cổ phần Tổng công ty Sông Đà chỉ bán được 0,36% số cổ phần nhà nước mang ra đấu giá.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, chỉ có 790.900 cổ phần của Tổng công ty Sông Đà được bán thành công với giá bình quân 11.159 đồng trong phiên đấu giá sáng nay.

Như vậy, nhà nước chỉ bán được 0,36% số cổ phần mang ra đấu giá và chỉ thu về được 8,8 tỷ đồng.

Theo phương án cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ 51% cổ phần và bán đấu giá 48,82% cổ phần ra công chúng, tương đương 219,678 triệu cổ phần.

Cán bộ công nhân viên Tổng công ty Sông Đà sẽ được mua 822.000 cổ phần chiếm 0,18% vốn điều lệ.

Trước đó, Tổng công ty có kế hoạch bán 30% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên theo phương án cổ phần hóa cuối cùng, số cổ phần này được đưa ra đấu giá công khai.

Thêm một phiên đấu giá cổ phần nhà nước thất bại
Kết quả phiên đấu giá Tổng công ty Sông Đà

Tổng công ty Sông Đà có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, là đơn vị tổng thầu xây lắp và thi công các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, điện, thủy lợi, tổ hợp các công trình ngầm; thi công và xử lý nền móng công trình; sản xuất truyền tải và phân phối điện; kinh doanh bất động sản.

Đến cuối năm 2016, tổng tài sản của Sông Đà là 31.901 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 586 tỷ đồng.

Sông Đà là nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng các công trình thủy điện tại Việt Nam trong các năm qua, ước tính 85% thị phần. Tuy nhiên tiềm năng phát triển các công trình thủy điện của Việt Nam không còn nhiều đồng thời quy hoạch điện quốc gia hướng đến việc tăng nguồn năng lượng tái tạo.

Trong định hướng phát triển sau cổ phần hóa, Tổng công ty đặt mục tiêu trở thành nhà thầu dẫn đầu trong xây dựng ở Việt Nam và ASEAN. Công ty cũng hướng đến là một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất và kinh doanh điện.

Sau khi cổ phần hóa, năm 2018, công ty đặt kế hoạch doanh thu 10.900 tỷ đồng và 430 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2019 doanh thu đạt 11.700 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng.

Đầu tháng 12, một đợt IPO công ty nhà nước khác cũng gặp thất bại là Becamex. Theo đó, chỉ có 6% số cổ phần Nhà nước mang ra đấu giá được bán thành công giúp Nhà nước thu về 588 tỷ đồng.

Theo phương án cổ phần hóa Becamex sẽ IPO 23,63% vốn, tương đương 311,2 triệu cổ phần và bán cho nhà đầu tư chiến lược 25% cổ phần trong khi Nhà nước sẽ nắm giữ 51%.

Becamex là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp với 14 khu công nghiệp chủ yếu ở phía Nam, có tổng diện tích 10.500 ha chiếm khoảng 11% diện tích khu công nghiệp.

Với quy mô vốn điều lệ 13.170 tỷ đồng, bên cạnh lĩnh vực bất động sản - hạ tầng, Becamex IDC còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực như đại học, bệnh viện, dược phẩm, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng…

Trong khi liên doanh VSIP mà Becamex sở hữu 49% vốn đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của công ty thì mảng kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Dự án lớn nhất là Thành phố mới Bình Dương dù đã hoàn thiện hạ tầng nhưng chỉ thu hút được một lượng nhỏ cư dân về ở và tạo ra gánh nặng đầu tư lớn cho Becamex.

Với khối tài sản lớn, cổ phiếu Becamex được định giá 31.000 đồng/ cổ phần khi đấu giá. Tuy nhiên mức định giá này khiến nhà đầu tư e ngại trong khi hiệu quả kinh doanh và thanh khoản các tài sản của Becamex không cao.

Đến giữa năm 2017, tổng tài sản của công ty là 42.703 tỷ đồng, chủ yếu trong đó là hàng tồn kho bất động sản 18.722 tỷ đồng. Công ty cũng đang duy trì quy mô nợ vay ngắn và dài hạn gần 18.000 tỷ đồng.

Chốt phương án cổ phần hóa BSR, PVOil, PV Power

Chốt phương án cổ phần hóa BSR, PVOil, PV Power

Tài chính -  7 năm
Phương án cổ phần hóa 3 công ty lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa được phê duyệt gồm Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power).
Chốt phương án cổ phần hóa BSR, PVOil, PV Power

Chốt phương án cổ phần hóa BSR, PVOil, PV Power

Tài chính -  7 năm
Phương án cổ phần hóa 3 công ty lớn thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa được phê duyệt gồm Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power).
Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  5 giờ

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee

Doanh nghiệp -  7 giờ

Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  1 ngày

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  1 ngày

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  2 ngày

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  11 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  4 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.