Phát triển bền vững
Thị trường tín chỉ carbon: Doanh nghiệp sản xuất chưa mặn mà
Nhiều doanh nghiệp chưa đủ thông tin và chưa có hạn ngạch phát thải khí nhà kính cụ thể nên chưa biết mình thuộc diện phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Thị trường tiềm năng
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với một tấn CO2 hoặc một tấn CO2 quy đổi tương đương. Việt Nam được biết đến là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là từ rừng, nông nghiệp và năng lượng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn và dịch vụ đổi mới khí hậu Klinova, thị trường tín chỉ carbon thế giới sôi động trong vài năm trở lại đây. Ở Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện đã có giao dịch nhưng thị trường tín chỉ carbon bắt buộc lại đang có dấu hiệu chậm chân.
Đơn cử như nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến thị trường mua bán tín chỉ carbon cả tự nguyện và bắt buộc nhưng do chưa đủ thông tin và chưa có hạn ngạch phát thải khí nhà kính cụ thể nên các doanh nghiệp chưa biết mình thuộc diện phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Đa phần đối tượng quan tâm đến thị trường tín chỉ carbon là các tổ chức, cá nhân muốn tham gia thị trường và các đơn vị môi giới. Còn đối với những doanh nghiệp sản xuất trực tiếp, có nhu cầu tạo ra tín chỉ carbon do thiếu thông tin hoặc trong nước chưa có thị trường nên việc quan tâm mới chỉ dừng ở mức tìm hiểu.
Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ thành lập, tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức. Trong thời gian chờ hoàn thiện khung pháp lý, tiến sĩ Nam cho rằng ngay từ bây giờ danh nghiệp phải có sự chuẩn bị để tạo ra tín chỉ carbon, sẵn sàng tham gia giao dịch, tìm kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, để tạo ra tín chỉ carbon, ngoài việc mất ít nhất ba năm thì còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn về vấn đề bền vững, sẵn sàng đầu tư vào công nghệ sạch, chuẩn bị tâm thế cho sự chuyển dịch trong hệ thống chuỗi cung ứng xanh và bền vững.
Đơn cử với tín chỉ carbon theo cơ chế bắt buộc, doanh nghiệp phải đăng ký dự án của mình với cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường.
Sau đó, doanh nghiệp phải đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính thông qua báo cáo, tự bỏ tiền ra kiểm kê khí nhà kính sao cho chính xác, minh bạch nhất. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phân bổ hạn ngạch phát thải cho doanh nghiệp.
Dựa trên hạn ngạch được phân bổ và kế hoạch sản xuất hàng năm, doanh nghiệp sẽ tạo ra tín chỉ carbon , ông Nam nói tại sự kiện "Tín chỉ carbon: Ai bán, ai mua" do Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM tổ chức gần đây.
Chuẩn bị sẵn sàng
Theo Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, hiện nay Việt Nam 1.912 doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, có nghĩa vụ phải kiểm kê khí nhà kính và sẽ bị áp hạn ngạch giảm phát thải.
Trong đó, riêng tại TP.HCM, theo ông Cao Tung Sơn, Trưởng phòng Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và môi trường, có 157 doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính.
TP.HCM đã rà soát và bổ sung doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Khi được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, doanh nghiệp sẽ biết mình trong trường hợp phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM đang và sẽ tổ chức tập huấn cách thức tổ chức kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp; đồng thời sẽ mời các chuyên gia đến trao đổi những thông tin mới nhất về các quy định của pháp luật nhằm giúp doanh nghiệp sẵn sàng tham gia giao dịch trên thị trường thị trường tín chỉ carbon.
Còn ông Nguyễn Quang Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cho biết, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường thị trường tín chỉ carbon của thành phố có giá trị khoảng 790 triệu USD.
Trong đó, các dự án có thể tạo ra tín chỉ carbon như dự án trang thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà, dự án lắp đặt điện mặt trời mái nhà, dự án nâng cấp đèn LED hay dự án chuyển đổi xe động cơ đốt trong sang xe điện…
"HFIC có chức năng cho vay kích cầu đầu tư. Đối tượng vay được ngân sách hỗ trợ 50%-100% lãi, hạn mức vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án, trong đó có một số lĩnh vực chuyển đổi xanh. Nếu doanh nghiệp có dự án lĩnh vực xanh thì liên hệ HFIC để chúng tôi xem xét đưa vào chương trình hỗ trợ", ông Thanh khuyến khích.
Tín chỉ carbon: Tưởng xa mà gần
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.