Phát triển bền vững
Thị trường tín chỉ carbon: Doanh nghiệp sản xuất chưa mặn mà
Nhiều doanh nghiệp chưa đủ thông tin và chưa có hạn ngạch phát thải khí nhà kính cụ thể nên chưa biết mình thuộc diện phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Thị trường tiềm năng
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với một tấn CO2 hoặc một tấn CO2 quy đổi tương đương. Việt Nam được biết đến là nước có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là từ rừng, nông nghiệp và năng lượng.
Theo tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn và dịch vụ đổi mới khí hậu Klinova, thị trường tín chỉ carbon thế giới sôi động trong vài năm trở lại đây. Ở Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện đã có giao dịch nhưng thị trường tín chỉ carbon bắt buộc lại đang có dấu hiệu chậm chân.
Đơn cử như nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến thị trường mua bán tín chỉ carbon cả tự nguyện và bắt buộc nhưng do chưa đủ thông tin và chưa có hạn ngạch phát thải khí nhà kính cụ thể nên các doanh nghiệp chưa biết mình thuộc diện phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Đa phần đối tượng quan tâm đến thị trường tín chỉ carbon là các tổ chức, cá nhân muốn tham gia thị trường và các đơn vị môi giới. Còn đối với những doanh nghiệp sản xuất trực tiếp, có nhu cầu tạo ra tín chỉ carbon do thiếu thông tin hoặc trong nước chưa có thị trường nên việc quan tâm mới chỉ dừng ở mức tìm hiểu.
Dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ thành lập, tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon, đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức. Trong thời gian chờ hoàn thiện khung pháp lý, tiến sĩ Nam cho rằng ngay từ bây giờ danh nghiệp phải có sự chuẩn bị để tạo ra tín chỉ carbon, sẵn sàng tham gia giao dịch, tìm kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên, để tạo ra tín chỉ carbon, ngoài việc mất ít nhất ba năm thì còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn về vấn đề bền vững, sẵn sàng đầu tư vào công nghệ sạch, chuẩn bị tâm thế cho sự chuyển dịch trong hệ thống chuỗi cung ứng xanh và bền vững.
Đơn cử với tín chỉ carbon theo cơ chế bắt buộc, doanh nghiệp phải đăng ký dự án của mình với cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường.
Sau đó, doanh nghiệp phải đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính thông qua báo cáo, tự bỏ tiền ra kiểm kê khí nhà kính sao cho chính xác, minh bạch nhất. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phân bổ hạn ngạch phát thải cho doanh nghiệp.
Dựa trên hạn ngạch được phân bổ và kế hoạch sản xuất hàng năm, doanh nghiệp sẽ tạo ra tín chỉ carbon , ông Nam nói tại sự kiện "Tín chỉ carbon: Ai bán, ai mua" do Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM tổ chức gần đây.
Chuẩn bị sẵn sàng
Theo Cục biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, hiện nay Việt Nam 1.912 doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, có nghĩa vụ phải kiểm kê khí nhà kính và sẽ bị áp hạn ngạch giảm phát thải.
Trong đó, riêng tại TP.HCM, theo ông Cao Tung Sơn, Trưởng phòng Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thuộc Sở Tài nguyên và môi trường, có 157 doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính.
TP.HCM đã rà soát và bổ sung doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Khi được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính và căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, doanh nghiệp sẽ biết mình trong trường hợp phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM đang và sẽ tổ chức tập huấn cách thức tổ chức kiểm kê khí nhà kính cho doanh nghiệp; đồng thời sẽ mời các chuyên gia đến trao đổi những thông tin mới nhất về các quy định của pháp luật nhằm giúp doanh nghiệp sẵn sàng tham gia giao dịch trên thị trường thị trường tín chỉ carbon.
Còn ông Nguyễn Quang Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) cho biết, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, quy mô thị trường thị trường tín chỉ carbon của thành phố có giá trị khoảng 790 triệu USD.
Trong đó, các dự án có thể tạo ra tín chỉ carbon như dự án trang thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà, dự án lắp đặt điện mặt trời mái nhà, dự án nâng cấp đèn LED hay dự án chuyển đổi xe động cơ đốt trong sang xe điện…
"HFIC có chức năng cho vay kích cầu đầu tư. Đối tượng vay được ngân sách hỗ trợ 50%-100% lãi, hạn mức vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án, trong đó có một số lĩnh vực chuyển đổi xanh. Nếu doanh nghiệp có dự án lĩnh vực xanh thì liên hệ HFIC để chúng tôi xem xét đưa vào chương trình hỗ trợ", ông Thanh khuyến khích.
Tín chỉ carbon: Tưởng xa mà gần
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.