Quốc tế

Thỏa thuận Paris có nguy cơ thất bại về mục tiêu

Hoài An Thứ tư, 27/11/2019 - 16:24

Để đạt được mục tiêu về chống biến đổi khí hậu của thỏa thuận Paris, đóng góp quốc gia tự quyết định cần phải tăng 3 - 5 lần so với hiện tại.

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Một năm trước khi các quốc gia sẽ tăng cường cam kết về khí hậu theo Thỏa thuận Paris, báo cáo mới của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cảnh báo nếu phát thải khí nhà kính toàn cầu không giảm 7,6% mỗi năm giai đoạn 2020 – 2030 thì thế giới sẽ bỏ lỡ cơ hội để đạt được mục tiêu 1,5 độ C.

Báo cáo Khoảng cách phát thải thường niên của UNEP cho biết kể cả khi tất cả các cam kết không điều kiện hiện tại theo Thỏa thuận Paris được thực hiện, nhiệt độ được dự kiến vẫn sẽ tăng thêm 3,2 độ C, gây ra những tác động khí hậu trên phạm vi rộng hơn và có sức tàn phá khủng khiếp hơn.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) mới đây đã cảnh báo rằng việc vượt quá ngưỡng 1,5 độ C sẽ làm tăng tần suất và cường độ của những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, ví dụ như sóng nhiệt và bão đã diễn ra trên toàn cầu trong vài năm qua.

Các quốc gia G20 chiếm khoảng 78% tổng lượng phát thải, nhưng chỉ 5 nước thành viên cam kết đưa phát thải về mức bằng 0 trong dài hạn.

Trong ngắn hạn, các nước phát triển sẽ phải giảm phát thải nhanh hơn các nước đang phát triển và tất cả các nước sẽ cần đóng góp nhiều hơn để đạt được những hiệu quả chung.

Các nước đang phát triển có thể học hỏi từ những nỗ lực thành công ở các nước phát triển và thậm chí có thể vượt lên trên các nước phát triển và áp dụng các công nghệ sạch với tốc độ nhanh hơn.

Điều quan trọng, báo cáo cho biết tất cả các quốc gia phải tăng mục tiêu vào năm 2020 và đưa ra những chính sách và chiến lược để thực hiện. Các giải pháp có sẵn có thể giúp cho việc thực hiện các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris là khả thi nhưng hiện được triển khai chưa đủ nhanh hoặc ở một quy mô chưa đủ lớn.

Mỗi năm, báo cáo của UNEP đánh giá khoảng cách giữa lượng phát thải dự kiến vào năm 2030 và các mức độ phù hợp với mục tiêu 1,5 độ C và 2,0 độ C của Thỏa thuận Paris.

Khí nhà kính đã tăng 1,5% mỗi năm trong thập kỷ trước và lượng phát thải năm 2018, bao gồm những thay đổi trong sử dụng đất như phá rừng, đã đạt ngưỡng mới tương đương 55,3 gigaton CO2.

Để hạn chế tăng nhiệt độ, lượng phát thải hàng năm vào năm 2030 phải thấp hơn mức 15 gigaton CO2 so với những cam kết không điều kiện hiện tại nhằm thực hiện mục tiêu 2,0 độ C và cần thấp hơn 32 gigaton cho mục tiêu 1,5 độ C.

Theo đó, cần cắt giảm phát thải 7,6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030 để đáp ứng mục tiêu 1,5 độ C và 2,7% mỗi năm cho mục tiêu 2,0 độ C.

Để đạt được những cắt giảm trên, đóng góp quốc gia tự quyết định (NDCs) cần phải tăng 5 lần cho mục tiêu 1,5 độ C và 3 lần cho mục tiêu 2,0 độ C.

Hiện Mỹ là nền kinh tế duy nhất đứng ngoài thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu sau khi thông báo tới Liên Hợp Quốc việc rút khỏi Thỏa thuận Paris hồi đầu tháng này.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định rút khỏi Thỏa thuận Paris vì gánh nặng kinh tế không công bằng đối với người lao động, doanh nghiệp và người nộp thuế ở Mỹ do các cam kết mà Mỹ đưa ra”.

Trước đó, ngày 23/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris khi cho rằng hiệp định này sẽ khiến các nhà sản xuất Mỹ phải đóng cửa do những quy định hạn chế quá mức, trong khi lại cho phép các nhà sản xuất nước ngoài gây ô nhiễm khi phát biểu tại một hội nghị năng lượng tại Pittsburgh.

Ông cũng nhấn mạnh rằng thực hiện chính sách “Nước Mỹ trước tiên” chính là không gây tổn hại cho người dân Mỹ và không giúp những quốc gia gây ô nhiễm làm giàu.

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại hội nghị lần thứ 21 của Liên Hợp Quốc về chủ đề này tại Paris (Pháp) hồi năm 2015. Thỏa thuận đặt mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050 hoặc muộn hơn. Tổng cộng, có 187 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký vào thỏa thuận này.

Đề nghị hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu

Đề nghị hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  6 năm
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đề nghị hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu

Đề nghị hỗ trợ tài chính cho các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  6 năm
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Thủ tướng đề nghị các nước G7 chung tay chống biến đổi khí hậu

Thủ tướng đề nghị các nước G7 chung tay chống biến đổi khí hậu

Tiêu điểm -  6 năm

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc gìn giữ đại dương xanh chỉ có được hòa bình, ổn định và hợp tác lan tỏa trên các vùng biển.

Tổng thống Pháp: Thế giới đang thua trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Tổng thống Pháp: Thế giới đang thua trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  6 năm

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra đánh giá ảm đạm về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu cho hàng chục nhà lãnh đạo thế giới và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm thứ Ba.

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

6 ngân hàng hỗ trợ khách vay mua nhà tại CaraWorld

Bất động sản -  7 giờ

Sáng ngày 20/11/2024, tại trung tâm hội nghị sự kiện Gem Center (TP.HCM) đã diễn ra lễ ký kết đối tác chiến lược phát triển dự án CaraWorld. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn đưa CaraWorld trở thành điểm đến biểu tượng của thành phố Cam Ranh.

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Luật Nhà giáo: Chuyển đổi từ quản lý sang quản trị

Leader talk -  10 giờ

Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm mới chuyển từ quản lý nhân sự sang quản trị nguồn nhân lực để phát triển toàn diện lực lượng nhà giáo.

CT Group tri ân các thầy cô giáo

CT Group tri ân các thầy cô giáo

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

CT Group vừa tổ chức sự kiện tri ân ngày nhà giáo Việt Nam với sự góp mặt của đại diện các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông trong và ngoài nước.

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Hóa giải bài toán quản trị gen Z trong kỷ nguyên công nghệ

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Gen Z, thế hệ lớn lên với công nghệ, mang đến phong cách làm việc linh hoạt, đa nhiệm nhưng cũng đặt ra thách thức cho nhà quản trị trong việc cân bằng giữa sáng tạo và kỷ luật.

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Vingroup lập công ty sản xuất người máy

Doanh nghiệp -  11 giờ

Tập đoàn Vingroup thông báo thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Sóng gió lại nổi lên tại Eximbank

Tài chính -  14 giờ

Liên tiếp những thông tin không tích cực gần đây cho thấy những vấn đề trong quản trị nội bộ của Eximbank vẫn chưa được xử lý triệt để.

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG

Tài chính -  14 giờ

Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.

Đọc nhiều