Tổng thống Pháp: Thế giới đang thua trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Nguyễn Lê
Thứ tư, 13/12/2017 - 13:02
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra đánh giá ảm đạm về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu cho hàng chục nhà lãnh đạo thế giới và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm thứ Ba.
"Mọi việc đã không tiến triển đủ nhanh. Tất cả chúng ta đều cần phải hành động", ông Macron nói, tìm cách thu hút những nỗ lực tập thể đã bị suy yếu vào mùa hè này khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu.
Khoa học đã tiết lộ rằng nguy cơ nóng lên toàn cầu của Trái Đất đang trầm trọng hơn từng ngày, ông nói.
"Chúng ta đang thua trận", ông thúc giục các nhà lãnh đạo các tiểu bang, các bộ trưởng và các quan chức điều hành khởi động một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống nóng lên toàn cầu.
Không có cam kết quốc tế ràng buộc được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh "One Planet".
Mục tiêu trọng tâm là làm sao các tổ chức tài chính công và tư có thể huy động được nhiều tiền hơn và làm thế nào để các nhà đầu tư có thể gây áp lực các tập đoàn khổng lồ để chuyển sang phát triển các chiến lược thân thiện với môi trường hơn.
Hơn 200 nhà đầu tư với 26 nghìn tỷ USD tài sản thuộc quyền quản lý cho biết họ sẽ đẩy mạnh áp lực lên các nhà phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới để chống lại sự biến đổi khí hậu.
Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết, các nhà lãnh đạo đang tích cực tìm kiếm giải pháp giảm bớt yêu cầu về vốn đối với các khoản đầu tư thân thiện với môi trường của các ngân hàng nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh.
Động thái này có thể là một phần của một loạt các biện pháp mà EU dự kiến tiến hành vào tháng 3 để đạt được mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải vào năm 2030, ước tính cần khoảng 180 tỷ euro (212,2 tỷ USD) đầu tư mỗi năm.
Biến đổi khí hậu đang gây ra lũ lụt, hạn hán, bão và sóng nhiệt thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, băng tan ở Bắc Cực làm mực nước biển dâng cao.
Các nước đang phát triển nói rằng người giàu đang có phần lơ là với cam kết của họ từ năm 2009 đến năm 2020 trong việc cung cấp 100 tỷ USD từ các nguồn tư nhân và công chúng để giúp các nước này chuyển đổi từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh hơn và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hôm thứ Ba (12/12), Ủy ban châu Âu đã công bố 9 tỷ euro đầu tư vào các thành phố xanh, năng lượng bền vững và nông nghiệp bền vững cho các nước châu Phi và các nước lân cận.
Cho tới thời điểm này, Tổng thống Mỹ Donald Trump - người quyết định đưa nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào đầu tháng 6 vừa qua vẫn chưa nhận được lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức tại thủ đô của Pháp vào tháng 12 tới.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.