Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất
Trong khi các doanh nghiệp bất động sản đua nhau săn quỹ đất làm “của để dành” trước khi bảng giá đất mới được áp dụng, Tập đoàn An Gia lại chọn chiến lược thận trọng.
Năm 2017 là mốc quan trọng trong tiến trình cổ phần hóa của Chính phủ với một số quyết định thoái vốn quan trọng, tuy nhiên, các nhà quan sát thị trường nhìn thấy những lo ngại đối với quá trình này.
Theo một báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp hồi đầu tháng 9, Nhà nước sẽ bán 53,59% cổ phần tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 36%.
Việc thoái vốn khỏi Sabeco, công ty bia lớn nhất Việt Nam, có thể mang lại 3,85 tỷ USD cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tin chính thức cuối cùng được công bố.
Trong khi đó, Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) gần đây cho biết Carlsberg đã bày tỏ sự quan tâm đối với ít nhất 51% của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), nhà sản xuất bia lớn thứ hai của Việt Nam.
Trên thị trường bia Việt Nam, thị phần của Habeco hiện nay là dưới 20% trong khi Sabeco nắm giữ 40% thị phần và Heineken đang nắm giữ gần 20%.
Theo báo cáo của HSC, việc bán lượng lớn cổ phần cho nhà sản xuất bia Đan Mạch, vốn đang nắm giữ 17% cổ phần tại Habeco, có thể sẽ là một chiến lược tốt. Tuy nhiên, hiện tại Carlsberg không thể nắm giữ 51% cổ phần của Habeco do mức trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 49%.
Việc đàm phán giữa Habeco với Carlsberg sẽ kết thúc vào ngày 15/11 tới đây.
Ông Cees 't Hart, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Carlsberg đã nói rằng quá trình đàm phán với Habeco "khá phức tạp và qua nhiều cấp". Trong khi đó, HSC dự đoán rằng toàn bộ quá trình thoái vốn sẽ vẫn phải mất vài năm để hoàn thành.
Sự chậm trễ trong việc thực hiện cổ phần hoá và thoái vốn của các công ty nhà nước diễn ra nhiều năm qua ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân là việc xử lý các nhóm lợi ích gắn liền với các công ty nhà nước.
Tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), ngay cả khi nhà nước đã tuyên bố giảm quyền sở hữu đáng kể tại doanh nghiệp này, nhưng trên thực tế, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã giữ được quyền phủ quyết.
Trước đó năm 2016, SCIC lên kế hoạch thoái 9% vốn tại Vinamilk nhưng chỉ thực hiện thoái được 5,4% cho Công ty F&N của Thái, vốn đã là một cổ đông lớn trước đó của Vinamilk. Tháng tới, Vinamilk sẽ tiếp tục bán 3,3% cổ phần, nằm trong số cổ phần chưa bán hết trong đợt chào bán của năm 2016.
Điều này cũng tương tự đối với quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Vietnam Airlines trong năm 2014, khi chỉ có hai ngân hàng trong nước đăng ký phần lớn 3,48% cổ phần và không có nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đặt mua.
Công ty quản lý quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam, VinaCapital, đã đầu tư vào nhiều thương vụ cổ phần hoá bao gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam, trước đó cho biết đã không đầu tư vào hai nhà máy bia vì giá cổ phiếu của họ không tăng với tốc độ đáng tin cậy.
Giá trị thị trường của Sabeco đã tăng hơn hai lần kể từ tháng 12/2016. Giá cổ phiếu của Habeco cũng đã tăng 95% sau hơn 8 tháng và tăng khoảng 17,5% kể từ khi Carlsberg muốn mua lại phần lớn cổ phần của công ty.
Một chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) nói: "Thị trường bia thay đổi như thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào chiến lược thoái vốn của Chính phủ".
Các nhà sản xuất nước ngoài quan tâm đến Sabeco và Habeco không chỉ nhắm đến thương hiệu của các nhà sản xuất Việt Nam mà còn coi đây là một kênh quan trọng trong việc phân phối sản phẩm của họ vào thị trường trong nước. "Như vậy, khả năng cao là Việt Nam muốn bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài".
Thị trường bia Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6% trong giai đoạn 2015-2020, sau 5 năm tăng trưởng hai con số. Theo số liệu của FPTS, vốn hóa thị trường của các cổ phiếu bia vào tháng 7 chiếm 9,23% thị trường chứng khoán.
Theo các nhà phân tích, trong ngắn hạn, giá bán của các đợt thoái vốn sắp tới có thể không cao như thị trường dự kiến. Tuy nhiên, sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được hy vọng sẽ cải thiện giá trị của các công ty bia trong dài hạn.
Trong khi các doanh nghiệp bất động sản đua nhau săn quỹ đất làm “của để dành” trước khi bảng giá đất mới được áp dụng, Tập đoàn An Gia lại chọn chiến lược thận trọng.
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.
Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.
Dù kinh tế toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn WHA vẫn liên tiếp công bố hàng loạt dự án mở rộng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn.
Đây là thương vụ huy động vốn quốc tế lớn nhất từ trước tới nay của công ty, thể hiện rõ nét niềm tin mạnh mẽ từ cộng đồng tài chính quốc tế vào tiềm năng phát triển dài hạn và chiến lược kinh doanh bền vững của VPBankS.
Ngày 19/5, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu.
Đó là lời khẳng định của anh hùng lao động Thái Hương trong lễ khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Liên bang Nga ngày 11/5 vừa qua.
Mang trọn sắc xanh hiền hòa, thanh âm dịu êm và hơi thở sống động của biển Mỹ Khê vào khán phòng sự kiện “Mở kiệt tác, đón thịnh vượng” ngày 18/5, gần 1.000 khách đã cùng Sun Property (thành viên Sun Group) mở “cánh cổng” phiêu du đến không gian sống tuyệt tác mang tên Sun Costa Residence – nơi ngắm biển khơi bất tận mỗi ngày, và cũng đón nhận dòng tiền sinh lời mỗi ngày giữa trung tâm du lịch Đà Nẵng.
Tân Á Đại Thành - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam vinh dự đại diện cho khối kinh tế tư nhân được mời tham dự hội nghị toàn quốc về phát triển kinh tế tư nhân.
Từ cách Bác Hồ khen đúng người, nêu gương đúng lúc đến quan điểm về tuyên truyền, mỗi chi tiết đều là bài học giá trị cho công tác truyền thông nội bộ trong tổ chức.
Trungnam Group, BIM Group sắp được VDB bơm thêm nhiều nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án lớn tại tỉnh Ninh Thuận.