Leader talk
Thông điệp của Thủ tướng với cộng đồng doanh nhân
Đội ngũ doanh nhân sẽ được Chính phủ hỗ trợ để vượt qua khó khăn và vươn xa hơn nữa, trong đó có việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích phát triển và đổi mới sáng tạo.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nhân đã vướng vào vòng lao lý vì các sai phạm, gian trá trong quá trình hoạt động kinh doanh. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nhân và nhà đầu tư chân chính.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư chân chính vẫn luôn vững niềm tin với hành trình kinh doanh có đạo đức và bền vững của mình. Hành trình đó có sự đồng hành và ghi nhận của đội ngũ cộng sự, của cộng đồng doanh nhân chân chính, của Nhà nước và của xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sẽ không hình sự hoá các quan hệ dân sự và bảo vệ những doanh nhân kinh doanh chân chính nhưng không thể dung túng những hành vi sai trái, lừa đảo.
Người đứng đầu Chính phủ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóa, đạo đức người kinh doanh; hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật, quy định của Nhà nước.
Trong hành trình phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế, Đại hội XIII cũng đã đề ra nhiệm vụ: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…".
Đứng trên bục phát biểu hướng về các doanh nhân trong lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò to lớn của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ để đạt con số 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động. Càng ngày, họ càng thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Không chỉ hoạt động trong nước, nhiều doanh nghiệp và doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới.
Theo thời gian, Việt Nam đón nhận một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo.
Đồng thời, đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Đặc biệt, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, đồng thời nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.
Để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60-65% trong bối cảnh rất nhiều khó khăn và biến động hiện nay, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa, trong đó có việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích phát triển và đổi mới sáng tạo.
Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp bối cảnh, tình hình mới và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ được tiếp tục; đồng thời, loại bỏ những quy định không còn phù hợp đặc biệt tháo gỡ những điểm nghẽn có thể ảnh hưởng đến hoạt động, phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân.
Chính phủ sẽ tăng cường đối thoại, tham vấn ý kiến của doanh nghiệp; luôn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ và quyết liệt giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; đẩy mạnh ngăn ngừa, đẩy lùi những hiện tượng móc nối trục lợi, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nhân trong quá trình kinh doanh.
Chính phủ sẽ khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, bảo đảm đảm tăng tín dụng hợp lý và hiệu quả, tập trung cho sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp.
Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực phát triển. Tạo điều kiện để khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia thực hiện các dự án, công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hình thức hợp tác công - tư.
Bà Phạm Chi Lan và hành trình kiên tâm vì doanh nghiệp tư nhân
Doanh nhân cần đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật
Doanh nghiệp không có sai phạm, hoặc ít sai phạm, là những doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt, cơ sở xây dựng yếu tố kinh tế nội tại bền vững và nhận được sự ủng hộ của nhà nước và xã hội. Uy tín doanh nghiệp được ghi nhận trong nước sẽ là cơ hội gây dựng danh tiếng và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Doanh nhân Việt từ góc nhìn của CEO SAP Đông Nam Á
Bà Verena Siow, Tổng giám đốc SAP Đông Nam Á nhìn nhận, lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có khát vọng rất lớn, nhận thức rõ về tầm quan trọng của công nghệ và háo hức nắm bắt những cơ hội mới.
Xây dựng tinh thần doanh nhân cho… những gánh hàng rong
Thông qua trang bị kiến thức, kỹ năng kinh doanh, Viện Hợp tác và phát triển châu Âu kỳ vọng xay dựng được tinh thần doanh nhân cho những người bán hàng rong và kinh doanh nhỏ lẻ, lấy đó làm nền tảng để họ tự tin hơn, tự làm chủ cuộc sống, giúp ích cho gia đình và những người xung quanh.
Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh: Nguồn lực cần được phát huy
Vì sao mỗi lần iPhone mở bán thì nhiều người xếp hạng mua? Đây phải chăng là chữ tín, đạo đức và văn hóa kinh doanh của họ. Nhận thấy, doanh nghiệp Việt cũng cần quan tâm đến vấn đề đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh, bởi đây là nguồn lực to lớn, tạo ra sức hấp dẫn của sản phẩm, mang tính cấp bách để cạnh tranh thành công trong bối cảnh hiện nay, theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.