‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè
Những gánh hàng rong, những quán ăn hè phố đang đóng góp thầm lặng cả giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình về văn hóa, bản sắc và cả tình người cho thành phố.
Thông qua trang bị kiến thức, kỹ năng kinh doanh, Viện Hợp tác và phát triển châu Âu kỳ vọng xay dựng được tinh thần doanh nhân cho những người bán hàng rong và kinh doanh nhỏ lẻ, lấy đó làm nền tảng để họ tự tin hơn, tự làm chủ cuộc sống, giúp ích cho gia đình và những người xung quanh.
Với một chiếc xe đạp cũ buộc kèm chiếc thúng, chị Muội hành nghề bán trái cây dạo suốt nhiều năm. Giữa thành phố hoa lệ mà người ta thường nói “hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo”, chị biết rằng dù có thức khuya dậy sớm, có cố gắng bán mãi cũng khó lòng nào thay đổi được cuộc sống.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện cách đây 5 năm. Hiện nay, chị Muội không còn bán trái cây dạo nữa mà đã trở thành bà chủ của một nhà trẻ, chuyên nhận trông nom, chăm sóc con em của những người lao động phổ thông, những người có cùng hoàn cảnh với chị khi trước.
Bước ngoặt dẫn đến quyết tâm nghỉ bán trái cây để kinh doanh nhà trẻ, vừa làm giàu cho bản thân, vừa giúp đỡ xã hội của chị Muội đến từ việc tham gia Dự án Hỗ trợ người kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ (MSE).
MSE là một sáng kiến cộng đồng do Viện Hợp tác và phát triển châu Âu (IECD) khởi xướng và thực hiện kể từ năm 2013. Dự án tập trung vào hỗ trợ 250 hộ kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ, thông qua việc đào tạo kỹ năng cho người đang kinh doanh hoặc có ý định khởi sự kinh doanh.
Dự án tổ chức một câu lạc bộ kinh doanh cá thể để tạo ra môi trường trao đổi thông tin, tư vấn pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn cho những người bán hàng rong, kinh doanh nhỏ lẻ, cá thể. Bên cạnh đó, IECD cũng tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh.
Nói về ý tưởng của sáng kiến nói trên, chị Trương Thị Thu Trang, Tập huấn viên chương trình MSE, cho biết, khi bắt đầu hoạt động hỗ trợ người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội tại Việt Nam, IECD hiểu được rằng, dù có bảo trợ, có chu cấp vật chất nhưng nếu không xây dựng được năng lực cho nhóm người yếu thế thì những hỗ trợ ấy sớm muộn cũng sẽ không thể duy trì được nữa.
IECD quyết định lựa chọn nâng cao năng lực kinh doanh, theo lý giải của chị Trang, là bởi người làm kinh doanh tốt là những hạt mầm tạo ra tác động tích cực và lan tỏa cho xã hội, thông qua tạo ra công ăn việc làm cho gia đình và những người xung quanh.
Những kiến thức, kỹ năng từ việc tìm hiểu thị trường, lên kế hoạch kinh doanh, marketing, bán hàng trực tuyến cho đến cả kỹ năng tiết kiệm tiền được chị Trang và những người cộng sự truyền tải tới các cô, chú, anh, chị bán hàng rong, kinh doanh nhỏ lẻ một cách gần gũi và dễ hiểu nhất, bởi theo khảo sát của IECD, có đến hơn 50% nhóm này chưa học đến cấp 3, hoặc thậm chí là chưa từng đi học.
Song song với việc dạy kiến thức, kỹ năng, một điều mà chị Trang và những tập huấn viên khác luôn tâm niệm là “mong các anh, chị làm kinh doanh nhỏ luôn nhận thức mình là một doanh nhân”.
“Họ nhận thức mình là một doanh nhân, họ tự tin rằng công việc kinh doanh của họ là có ích thì họ mới có động lực để cải thiện cuộc sống, để tiếp thu kiến thức và nâng cao năng lực”, chị Trang nói tại hội thảo Sinh kế bền vững cho người lao động tự thân - từ bảo trợ xã hội đến tăng cường năng lực tự thân do Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life), Doanh nghiệp xã hội ECUE và Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp tổ chức.
Nhờ kỹ năng, kiến thức được IECD cung cấp, nhờ sự tự tin được xây dựng sau khi tham gia chương trình, không chỉ chị Muội mà còn nhiều người khác nữa đã và đang vươn lên làm chủ cuộc sống, có mức thu nhập ổn định để chăm lo cho bản thân, gia đình và giúp đỡ xã hội.
Đó là quầy bán bánh mì đột nhiên đắt khách sau khi sử dụng bảng hiệu, tờ rơi quảng cáo của chị Vân, công việc tại cửa tiệm tạp hóa của bác Ri trở nên thuận tiện sau khi áp dụng sổ sách thu chi, hay những anh, chị vẫn “sống tốt” qua đại dịch nhờ khoản tiền tiết kiệm.
Khảo sát của IECD cho thấy, 100% học viên tham gia MSE cảm thấy những giá trị nhận được là có ích cho hoạt động kinh doanh của họ. 98% trong số đó cho biết họ cảm thấy tự tin trước những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai như những biến động thị trường, ảnh hưởng từ công cuộc chuyển đổi số…, nhờ vào kỹ năng và kiến thức.
Giờ đây, chị Muội, chị Vân, bác Ri và nhiều học viên khác nữa đang tiếp tục là những đầu mối hỗ trợ cho nhiều người kinh doanh nhỏ lẻ khác nữa. Khi đội ngũ IECD tìm đến những người buôn bán nhỏ để vận động tham gia khóa học, chị Muội đã đứng ra thuyết phục rằng “nhờ đi học mà tôi được như ngày hôm nay”. Nhờ đó, công tác vận động của IECD trở nên thuận lợi hơn, những giá trị cao đẹp cũng được lan tỏa nhiều hơn nữa.
Những gánh hàng rong, những quán ăn hè phố đang đóng góp thầm lặng cả giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình về văn hóa, bản sắc và cả tình người cho thành phố.
Bình đẳng giới trong thể thao chuyên nghiệp là yếu tố cốt yếu trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới toàn diện. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải giải quyết bài toán “làm thế nào nữ vận động viên sống được với nghề”.
2.635 phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tại hơn 1.500 hộ gia đình là đối tượng nhận được sự hỗ trợ của dự án Nâng quyền kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam (AWEEV).
Trồng sen trong mùa nước nổi ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đem lại nhiều giá trị về kinh tế, môi trường, cũng như đảm bảo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.