Tài chính
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ưu tiên tín dụng cho nhà ở phân khúc thấp
Chính phủ giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay nhà ở xã hội và giao cho các tổ chức tín dụng được chỉ định. Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 10.500 tỷ đồng, các tổ chức tín dụng được chỉ định chưa giải ngân được là do số tiền cấp bù lãi suất đến nay chưa được bố trí.
Chiều 03/11/2022, tại Phiên họp Chất vấn và trả lời chất vấn vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến chính sách tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và góp phần phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ hai, thị trường bất động sản phát triển cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh, ví dụ nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp, từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp và người dân,… Vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh vốn để phát triển thị trường bất động sản.
Thứ ba, việc điều hành tín dụng của NHNN phải lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, đảm bảo ổn định vĩ mô, tiền tệ, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, cũng như ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống thì việc mở rộng tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, thậm chí đi ngược mục tiêu chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, điều hành tín dụng cũng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng.
Thứ tư, sự an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng. NHNN xác định, tín dụng với lĩnh vực bất động sản - là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro ở đây là do yêu cầu về tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thường là dài hạn và với số vốn lớn. Trong khi đó, đặc tính huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn. Vì vậy, khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản nếu các tổ chức tín dụng không kiểm soát tốt sẽ đối mặt với các rủi ro về thanh khoản.
Chính vì vậy, trong quá trình kiểm soát, NHNN không kiểm soát bằng các biện pháp trực tiếp mà kiểm soát soát bằng các biện pháp gián tiếp. Các văn bản của NHNN đều quy định theo hướng kiểm soát rủi ro. Ví dụ, đối với các khoản cho vay để kinh doanh bất động sản, sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 200%; đối với các khoản cho vay mua nhà có giá trị trên 4 tỷ đồng thì sẽ áp dụng hệ số rủi ro là 150%. Trong khi đó đối với các khoản cho vay mua nhà ở có giá trị dưới 1,5 tỷ đồng và nhà ở xã hội thì áp dụng hệ số rủi ro là dưới 50%. Như vậy chính sách của NHNN hướng đến ưu tiên cấp tín dụng cho vay mua nhà ở phân khúc thấp.
Thứ năm, đối với tín dụng cho nhà ở xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển nhà ở xã hội và đã sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay nhà ở xã hội và giao cho các tổ chức tín dụng được chỉ định. Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 10.500 tỷ đồng và dư nợ đến 30/9 là 9.147 tỷ đồng. Đối với các tổ chức tín dụng được chỉ định trong Nghị định 100/2015/NĐ-CP chưa giải ngân được là do số tiền cấp bù lãi suất đến nay chưa được bố trí cho các tổ chức tín dụng, nên các tổ chức tín dụng chưa cho vay được theo Nghị định này.
Trong thời gian tới, điều hành tín dụng của NHNN vẫn sẽ nằm trong khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ để kiên định mục tiêu góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với các giải pháp tín dụng, NHNN sẽ cân nhắc trong tổng thể với các công cụ, giải pháp khác để đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Bất động sản vẫn 'khát vốn' sau nới room tín dụng
Masan vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam
Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.
GSM tung chính sách hỗ trợ mua xe với lãi suất 5,5% cho tài xế
GSM công bố chính sách đặc biệt cho các tài xế tham gia Xanh SM Platform gồm sở hữu ngay xe VinFast để tự vận doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.
TTC AgriS sắp đại hội đồng cổ đông bất thường
TTC AgriS dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 1/2025 tại trụ sở ở Tây Ninh.
SeABank cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng khả năng tiếp cận vốn cuối năm
Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dịp cuối năm, SeABank triển khai những chính sách cụ thể như gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt.
Indochina Kajima khởi công toà nhà văn phòng hạng A ở Tây Hà Nội
Parc Hà Nội là dự án văn phòng cho thuê đầu tiên của Indochina Kajima trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.
Đề xuất bổ sung quy định về phát hành trái phiếu
Các điều kiện bổ sung là để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư...
Liên tục huy động, TCBS dẫn đầu ngành về nguồn lực vốn
Với gần 20 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, TCBS đã trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất ngành; và vẫn đang muốn tăng vốn tiếp.