Cách nào để Việt Nam xuất khẩu sầu riêng vượt Thái Lan?
Việt Nam cần chú trọng chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nếu muốn vượt qua Thái Lan về mục tiêu xuất khẩu sầu riêng trong năm nay.
Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Theo kế hoạch, trong ngày 11 và 12/9, cơ quan chuyên ngành Trung Quốc sẽ kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa của Việt Nam, bước hoàn tất khâu đăng ký xuất khẩu dừa theo đường chính ngạch sang Trung Quốc sau khi nghị định thư giữa hai nước được ký.
Mỗi năm, Trung Quốc tiêu thụ hơn 4 tỷ quả dừa nhưng năng lực cung ứng hạn chế "tạo cơ hội" cho xuất khẩu dừa của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) Hoàng Trung nhận định, hôm 6/9.
Tuy nhiên, hiện thực hóa cơ hội này đang đối mặt với nhiều thách thức.
Theo yêu cầu của nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc, tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với MARD và phải được phê duyệt bởi cả MARD và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Cùng với đó, tất cả vườn trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, phải áp dụng nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện vệ sinh.
Tuy nhiên, MARD cho rằng diện tích đăng ký vùng trồng xuất khẩu dừa sang Trung Quốc trong đợt kiểm tra sắp tới chỉ đạt con số rất nhỏ so với tổng diện tích trồng dừa 220 nghìn ha của Việt Nam.
Tại Bến Tre – tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước với khoảng 80 nghìn ha, diện tích vườn trồng đăng ký xuất khẩu mới chỉ đạt 10 nghìn ha, tương đương hơn 12%, theo đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre.
Trà Vinh có diện tích trồng dừa đạt 28 nghìn ha, nhưng có tới chín vùng trồng xin cấp mã để xuất khẩu sang Trung Quốc với diện tích 1,3 nghìn ha. Tiền Giang cũng đăng ký diện tích vườn trồng 3,5 nghìn ha trong tổng số 22,5 nghìn ha trồng dừa của tỉnh.
Một thực tế trải rộng ở nhiều địa phương trồng dừa của Việt Nam là nhỏ lẻ, nằm rải rác, khó đạt tiêu chuẩn tối thiểu 10ha để có thể xin mã số vùng trồng cũng như yêu cầu đảm bảo chất lượng đồng đều.
Không chỉ vườn trồng, các cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc cũng phải trải qua quy trình đăng ký mã số và phải được Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông qua.
Điều này dẫn tới tình trạng có tỉnh có vùng trồng đã đăng ký nhưng không có cơ sở đóng gói mà buộc phải thông qua các doanh nghiệp tại các tỉnh xung quanh như trường hợp của Sóc Trăng, đại diện Sở Nông nghiệp tỉnh này cho biết tại hội nghị.
“Không có cách nào ngoài việc các hộ gia đình phải liên kết chặt chẽ với nhau”, ông Trung cho biết. Lãnh đạo MARD nhấn mạnh, các địa phương cần bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị kỹ càng nhằm đảm bảo yêu cầu của nghị định thư.
MARD yêu cầu các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với người dân, các hiệp hội và địa phương, tuân thủ những quy định của nghị định thư, phải thu mua từ các vùng trồng được cấp mã số.
Để hỗ trợ người dân xuất khẩu dừa sang Trung Quốc, Thứ trưởng MARD yêu cầu cơ quan này tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc để điều chỉnh một số nội dung kiến nghị như bố trí thêm cơ sở đóng góp ở nơi có diện tích lớn nhằm giảm chi phí cho người sản xuất.
“Chúng ta phải làm tốt hơn để đưa ngành dừa bứt phá, vừa giúp người trồng dừa nâng cao thu nhập, vừa giúp xuất khẩu sản phẩm dừa tăng cao, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu”, ông Trung nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dừa và sản phẩm dừa của Việt Nam năm ngoái đạt hơn 900 triệu USD, với thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với cơ hội mới từ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu dừa năm nay kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD.
Việt Nam cần chú trọng chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nếu muốn vượt qua Thái Lan về mục tiêu xuất khẩu sầu riêng trong năm nay.
Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.