Thông qua chương trình nghị sự hơn 540 triệu USD cho Tiểu vùng Mekong mở rộng
Kim Ngân
Thứ sáu, 02/02/2018 - 11:16
Chương trình sẽ tập trung đầu tư vào quản lý sử dụng đất, quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và cơ sở hạ tầng nông thôn thích ứng khí hậu.
Vấn đề môi trường ngày càng trở nên quan trọng tại GMS, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu mạnh mẽ. Ảnh: ADB
Mới đây, chương trình môi trường trọng điểm (CEP) và kế hoạch hành động giai đoạn 2018 – 2022 với trị giá hơn 540 triệu USD đã được các bộ trưởng môi trường 6 quốc gia khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) thông qua.
Được bắt đầu từ năm 2006 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quản lý, chương trình này đã bước vào giai đoạn thứ ba với hơn 100 triệu USD vốn tài trợ bổ sung, trong đó 98 triệu USD sẽ được sử dụng cho đa dạng và bảo tồn sinh học.
Ông Ramesh Subramaniam, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB đánh giá CEP là sáng kiến môi trường tốt nhất của GMS và đồng thời cam kết sẽ tiếp tục triển khai những hành động chủ chốt để đạt được sự phát triển đồng đều và bền vững tại khu vực GMS.
Theo ông Surasak Karnjanarat, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, CEP là công cụ hữu ích để xây dựng lòng tin và sự hiểu biết giữa các quốc gia GMS đối với những nỗ lực về môi trường.
Ngoài mục đích đầu tư vào việc quản lý sử dụng đất, quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và cơ sở hạ tầng nông thôn thích ứng khí hậu, chương trình nghị sự cũng sẽ mở đường cho một quỹ chuẩn bị dự án mới, giúp các quốc gia GMS bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh.
Bên cạnh đó, diễn đàn công nghệ xanh cũng sẽ được thành lập nhằm kết nối các nhà cung cấp công nghệ với bên ứng dụng, tập trung vào công nghệ quản lý chất thải, năng lượng tái tạo, sử dụng nhiên liệu hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu, và quản lý rủi ro thảm họa.
Các quốc gia GMS bao gồm Campuchia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cụ thể là tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã không còn là sự cam kết tự nguyện mà chính là một yêu cầu tất yếu và tiên quyết cho sự cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay".
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa phối hợp cùng chính quyền xã Đông Sơn, huyện A Lưới, Phòng Giáo dục và đào tạo địa phương tổ chức lễ khởi công xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học tại trường Tiểu học Đông Sơn.
Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm tại Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Việc tích hợp yếu tố khí hậu vào chiến lược kinh doanh ở mọi giai đoạn giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững cho tổ chức.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.