Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh biên giới phía Bắc ưu tiên thông quan luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức chính ngạch.
Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về phòng, chống Covid-19 ngày 24/5, Bộ Công thương vừa có văn bản đề nghị các tỉnh có đường biên giới trao đổi với phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi, tăng thời gian thông quan với nông sản, nhất là quả vải.
Đồng thời, cơ quan này cũng đề nghị các tỉnh ưu tiên thông quan luồng xanh với quả vải xuất khẩu đủ tiêu chuẩn.
Tránh phát sinh ùn ứ tại cửa khẩu, UBND các địa phương có nông sản xuất khẩu qua biên giới cần thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương khuyến nghị các doanh nghiệp cần chuyển nhanh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch (mua bán theo hợp đồng, điều kiện giao nhận, giao hàng rõ ràng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...); tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo số liệu từ tỉnh Bắc Giang, năm 2021, diện tích vải trên địa bàn tỉnh đạt 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng khoảng 15.000 tấn so với năm trước.
Trong đó, diện tích vải sớm 6.050ha, sản lượng 45.000 tấn. Vải chính vụ 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ 20/5 đối với vải chín sớm và từ 10/6 đối với vải thiều chính vụ, kết thúc mùa thu hoạch năm nay vào khoảng 20/7.
Mới đây, Bắc Giang đã đưa ra 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2021 trước diễn biến Covid-19 phức tạp. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính của quả vải Bắc Giang vẫn là Trung Quốc, số ít còn lại sẽ xuất sang Nhật Bản, Australia, Singapore...
Sở Công thương Bắc Giang cho biết, đến ngày 26/5, tổng sản lượng vải tiêu thụ của Bắc Giang gần 7.300 tấn, trong đó gần một nửa xuất khẩu sang Trung Quốc, còn lại tiêu thụ ở trong nước. Giá bán bình quân 20.000 - 28.000 đồng một kg, có thời điểm giá tăng lên 32.000 - 35.000 đồng mỗi kg.
Đồng thời, ngày 26/5, tỉnh này đã tổ chức xuất chuyến vải thiều sớm Tân Yên đến thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không, với số lượng khoảng 20 tấn.
Còn tại Hải Dương, mùa vụ vải 2021 tỉnh này sẽ thu hoạch 55.000 tấn vải (vải sớm khoảng 30.000-35.000 tấn, vải chính vụ khoảng 20.000-25.000 tấn), tăng 10.000 tấn so với 2020. Huyện Thanh Hà duy trì 17 vùng trồng, diện tích 155,2 ha được cấp mã số đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản...
Được biết, đến hết ngày 25/5, đã có gần 4.000 tấn vải thiều của các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai). Trung bình, mỗi ngày có khoảng 200 - 250 tấn quả tươi xuất khẩu sang bên kia biên giới thông qua cửa khẩu này.
Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ vải thiều
Đối với thị trường nội địa, Phó thủ tướng Lê Văn Thành mới đây đã yêu cầu Bộ Công thương phối hợp các cơ quan liên quan, các địa phương hỗ trợ Bắc Giang lưu thông, tiêu thụ nông sản.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối, hỗ trợ hệ thống phân phối tăng ít nhất gấp đôi lượng tiêu thụ nông sản so với năm cao điểm. Đơn vị này sẽ cùng Cục Xúc tiến thương mại triển khai các hoạt động kết nối doanh nghiệp phân phối nội địa và online.
Cục Thương mại điện tử và kinh tế số chủ trì, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh thương mại điện tử; đào tạo kỹ năng kinh doanh trực tuyến cho người nông dân...
Song song với việc xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường, tiêu thụ tại các chợ đầu mối, năm nay tỉnh Hải Dương và Bắc Giang còn đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử, đẩy mạnh vào hệ thống siêu thị trên cả nước.
Theo đó, kể từ ngày 19/5, vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dương đã được bán trên các sàn thương mại điện tử như Voso, Sendo, Lazada.
Bên cạnh việc sớm lên phương án hợp tác với các sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso, Postmart, Lazada... Báo Bắc Giang thông tin, Sở Công Thương Bắc Giang và đại lý Alibaba.com tại Việt Nam vừa qua đã tập huấn cho doanh nghiệp đưa vải thiều lên sàn giao dịch này.
Việc tham gia sàn giao dịch Alibaba.com là cơ hội bán hàng trực tuyến rất lớn tới khách hàng trên toàn thế giới mà không cần qua các kênh marketing truyền thống, nhằm quảng bá, xúc tiến, tiêu thụ vải thiều Bắc Giang thuận lợi, nâng cao giá trị hàng hóa.
Trong bối cảnh tỉnh Bắc Giang đang căng sức chống dịch Covid-19, thì mùa thu hoạch vải thiều 2021 cũng đang cận kề. Nhằm tránh thụ động trong khâu tiêu thụ và không để sản xuất đứt gãy, tỉnh Bắc Giang mới đã đưa ra 3 kịch bản cho vụ vải thiều 2021.
Hải Dương đẩy mạnh liên kết, hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tìm kiếm đối tác, thúc đẩy tiêu thụ vải với doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong bối cảnh ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.