Tín chỉ carbon: Tưởng xa mà gần
Tại Việt Nam, dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon thực tế đã tồn tại từ cách đây cả chục năm.
Mỗi tín chỉ carbon từ Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ được bán với đơn giá 10USD.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết đồng hành với đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao thông qua việc nhận chuyển nhượng tín chỉ carbon tạo ra được từ đề án.
Đơn giá thống nhất giữa WB và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 10USD/tín chỉ. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nếu thực hiện đúng quy trình canh tác, bà con nông dân sẽ được tăng thêm khoảng 100USD, tương đương với 10 tín chỉ carbon trên mỗi ha lúa.
Khoản tiền thu được từ bán tín chỉ carbon hứa hẹn đóng góp một phần quan trọng cho mục tiêu của đề án là tăng 40% giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị lúa gạo, trong đó tỷ suất lợi nhuận người nông dân được hưởng đạt trên 50%.
Đáng chú ý, giá bán tín chỉ carbon có thể tăng cao hơn nữa chứ không chỉ dừng ở mức 10USD/tín chỉ theo giá chuyển nhượng cho WB, nếu Việt Nam đưa vào vận hành thị trường giao dịch tín chỉ carbon bắt buộc.
Thứ trưởng thông tin thêm, vào vụ lúa hè thu năm nay, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ lựa chọn năm điểm để triển khai mô hình tạo tín chỉ carbon tại các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, bao gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Kiên Giang.
Mỗi điểm được chọn triển khai thí điểm có diện tích từ 50 – 70ha. Quá trình thí điểm kéo dài trong ba vụ lúa trước khi áp dụng rộng rãi cho toàn đề án.
Thực tế, việc khai thác tín chỉ carbon từ trồng lúa hoàn toàn khả thi và không nằm ngoài các hoạt động nâng cao chất lượng, năng suất, tiết giảm nguyên vật liệu đầu vào. Chỉ với các phương pháp canh tác như bón lót phân lân, tái sử dụng, tái chế rơm rạ, sử dụng phân bón hữu cơ, người trồng lúa đã cắt giảm được một lượng lớn khí thải carbon quy đổi.
Cộng đồng doanh nghiệp đã và đang khai thác tín chỉ carbon từ những giải pháp nói trên và sẵn sàng để thương mại hóa trong tương lai. Điển hình trong đó là Tập đoàn Lộc Trời, ông lớn xuất khẩu gạo, với tham vọng bán 10 triệu tín chỉ carbon mỗi năm từ canh tác lúa bền vững.
Tại Việt Nam, dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon thực tế đã tồn tại từ cách đây cả chục năm.
Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Trong khuôn khổ các nhóm đối tác công – tư ngành nông nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực giúp ngành nông nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiệu quả, tạo ra những giá trị mới.
Việt Nam có cơ hội kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD từ thị trường carbon nếu sớm đưa thị trường này vào vận hành một cách bài bản và minh bạch
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.