Thứ trưởng Bộ Công thương nêu 3 nguyên nhân gây chậm trễ thoái vốn nhà nước

An Chi Chủ nhật, 03/06/2018 - 13:34

Theo ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, các thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang có dấu hiệu chậm lại.

Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017, năm 2018, cả nước phải hoàn thành cổ phần hóaít nhất 85 doanh nghiệp, gồm 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017 và 64 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2018.

Tuy nhiên, theo thông tin của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 5 cả nước mới cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp. Trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp thuộc danh sách thực hiện cổ phần hóa theo công văn số 991 của Chính phủ, các doanh nghiệp đã thoái được 1.469 tỷ đồng, thu về 3.973 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân của việc chậm trễ trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các thương vụ cổ phần hóa đang có dấu hiệu dừng lại, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2018, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, chủ trương thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp là nhất quán từ lãnh đạo của Chính phủ.

Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều nguyên nhân khiến việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước không được như kỳ vọng. 

Thứ nhất là do chính sách của của Việt Nam chưa đồng bộ dẫn đến khi thực hiện thoái vốn có những vướng mắc nhất định. 

Thứ hai là quan điểm của các cơ quan, bộ ngành về nhiều vấn đề trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn có những ý kiến khác nhau. 

Thứ ba là từ phía các cơ quan, bộ ngành, các địa phương còn chưa thực sự quyết liệt trong chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. 

Gần đây Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu các bộ ngành phải thực hiện việc cổ phần hoá theo đúng tiến độ đã đề ra. 

Với riêng vấn đề thoái vốn tại Sabeco, ông Hải cho biết đang còn vướng một số điểm vướng mắc trong hợp đồng với một hãng bia nước ngoài, hiện đang cố gắng giải quyết, thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình với Chính phủ.

Ông Hải hy vọng trong thời gian sớm nhất nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện đúng lộ trình thoái vốn.

110.000 tỷ đồng thu từ đấu giá Sabeco được dùng để làm gì?

Về vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, trước đó Bộ Tài chính cũng cho rằng, lũy kế đến nay, mới có 12 đơn vị thực hiện thoái vốn, năm 2017 có 11 đơn vị thực hiện thoái vốn. Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước cũng được nhìn nhận là chậm. việc triển khai cổ phần hoá còn rất chậm, có khả năng không đạt được số lượng theo kế hoạch.

Theo Bộ Tài chính, để phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao, các doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn trong năm 2018, cơ quan đại diện chủ sở hữu khẩn trương thực hiện kế hoạch.

Đối với các doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành kế hoạch, cần kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các khó khăn, vướng mắc để xem xét, giải quyết.

Cũng theo yêu cầu của Bộ Tài chính, đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá năm 2018, cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất đai theo quy định, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp theo đúng quy định tại các nghị định liên quan.

Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần do mình quản lý yêu cầu doanh nghiệp đã cổ phần hoá khẩn trương thực hiện đăng ký giao dịch; niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản Nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường.

Thu ngân sách từ cổ phần hóa và thoái vốn vượt xa kế hoạch nhờ thương vụ Sabeco

Thu ngân sách từ cổ phần hóa và thoái vốn vượt xa kế hoạch nhờ thương vụ Sabeco

Doanh nghiệp -  6 năm
Năm 2017, mục tiêu thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước là 60.000 tỷ đồng nhưng riêng đợt bán cổ phần tại Sabeco đã mang về 110.000 tỷ đồng.
Thu ngân sách từ cổ phần hóa và thoái vốn vượt xa kế hoạch nhờ thương vụ Sabeco

Thu ngân sách từ cổ phần hóa và thoái vốn vượt xa kế hoạch nhờ thương vụ Sabeco

Doanh nghiệp -  6 năm
Năm 2017, mục tiêu thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước là 60.000 tỷ đồng nhưng riêng đợt bán cổ phần tại Sabeco đã mang về 110.000 tỷ đồng.
Công ty nhà nước thoái vốn khỏi ngân hàng

Công ty nhà nước thoái vốn khỏi ngân hàng

Tài chính -  6 năm

Cổ phiếu ngân hàng tăng giá chóng mặt, nhiều ngân hàng khác niêm yết trên sàn đã giúp các tập đoàn nhà nước có cơ hội thoái vốn khỏi các ngân hàng.

Khó đạt mục tiêu cổ phần hoá 44 doanh nghiệp trong năm 2017

Khó đạt mục tiêu cổ phần hoá 44 doanh nghiệp trong năm 2017

Tài chính -  7 năm

Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhận định sẽ hoàn thành 38 trong số 44 doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa theo kế hoạch năm 2017.

Tập đoàn Kirin quan tâm tới cổ phần hoá tại Sabeco

Tập đoàn Kirin quan tâm tới cổ phần hoá tại Sabeco

Đầu tư -  7 năm

Chiều 17/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Keisuke Nishimura, Phó Chủ tịch điều hành, Thành viên cao cấp Hội đồng quản trị Tập đoàn Kirin.

Phê duyệt danh mục doanh nghiệp cổ phần hoá của Tập đoàn Dầu khí

Phê duyệt danh mục doanh nghiệp cổ phần hoá của Tập đoàn Dầu khí

Doanh nghiệp -  7 năm

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2017- 2020, theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  3 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  4 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  4 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  5 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều