Thứ trưởng Bộ Tài chính: Tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều đến người nghèo
Hàn Tín
Thứ tư, 30/08/2017 - 18:58
Dự kiến việc tăng thuế VAT tác động không nhiều đến người nghèo và người thu nhập thấp, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai thông tin liên quan đến một số thay đổi trong các luật thuế mà dư luận quan tâm thời gian qua, trong đó có thuế giá trị gia tăng (VAT).
Làm rõ thắc mắc dư luận nêu về việc tăng thuế VAT khiến người nghèo, người thu nhập thấp chịu nhiều tác động, bà Vũ Thị Mai cho biết: Đối với luật thuế VAT có 25 nhóm hàng hoá chịu thuế VAT, có 15 nhóm chịu ở mức thuế suất 5%.
Trong khi đó, với kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2014 của Tổng cục Thống kê, nhóm thu nhập thấp nhất dành 59% thu nhập để mua lương thực thực phẩm thực phẩm, chi trả cho y tế, giáo dục; còn người giàu dành 39%.
"Tuy nhiên, các mặt hàng thiết yếu như trên chủ yếu là đối tượng không chịu thuế hoặc chịu thuế rất ít. Cụ thể, y tế không thuộc đối tượng chịu thuế VAT, còn mặt hàng lương thực thì chỉ đánh thuế VAT rất thấp đối với các doanh nghiệp kinh doanh", bà Mai cho hay.
Các mặt hàng nông nghiệp khác đều ở mức thuế suất thấp là 5%, mới đây đề nghị tăng lên 6%. Do vậy, dự kiến việc tăng thuế VAT tác động không nhiều đến người nghèo và người thu nhập thấp, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.
Cũng theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, đối với những người nghèo và người thu nhập thì Nhà nước đều có chính sách như hỗ trợ giáo dục, y tế, hỗ trợ tiền điện, xây dựng nhà ở chính sách cho người nghèo… và rất nhiều chính sách an sinh hỗ trợ khác.
Trước thông tin cho rằng, việc điều chỉnh tăng thuế VAT cần phải được xem xét ở khía cạnh chi tiêu ngân sách, làm sao cho tiết kiệm hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để cơ cấu lại thu, chi ngân sách.
Về ý kiến tăng thuế VAT có tác động đến lạm phát hay không, bà Mai khẳng định theo kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới (WB), việc tăng thuế VAT có tác động đến lạm phát nhưng tương đối hạn chế.
Ba chữ viết tắt VAT làm tôi chợt bật ra câu hỏi: Vì Ai (mà) Tăng thuế? Vì Ai Thế? Ở một đất nước mà Nhà nước khẳng định là “của dân, do dân, vì dân”, thì rút cuộc tăng thuế VAT lần này là do ai, vì ai?
Bộ Tài chính vừa đề xuất tăng thuế VAT từ 10% hiện hành lên 12% như một giải pháp tăng thu ngân sách. Thực tế, vẫn có một nguồn tiền lớn lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mà ngành thuế xoay đủ cách vẫn chưa thu hồi được. Đó là tiền nợ thuế.
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.
Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc" ngày 29/6 tới tại Hà Nội.