Lời cảnh tỉnh qua những tác phẩm nhựa sáng tạo
Các tác phẩm từ nhựa đã qua sử dụng tại triển lãm "Hành tinh nhựa" không chỉ thu hút người xem bởi sự sáng tạo, quy mô còn thức tỉnh thói quen sử dụng nhựa gây hệ lụy tiêu cực cho môi trường.
Việt Nam sẽ giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và không phát sinh rác thải nhựa ở các khu du lịch ven biển đến năm 2030.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 để thực hiện cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa đại dương.
Theo đó, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.
Đồng thời, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.
Chương trình hành động phù hợp với cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở Việt Nam; nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội.
Theo kế hoạch, đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm 50% rác thải nhựa trên biển; 50% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni long khó phân hủy; bảo đảm tối thiểu một năm 2 lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch các bãi tắm biển trên toàn quốc.
Sau đó, đến năm 2030, lượng rác thải trên biển sẽ giảm 75% và không còn ngu cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, đồng thời không phát sinh sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy tại các khu du lịch ven biển và các khu bảo tồn biển.
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và môi trường mở rộng quan trắc hàng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông và 12 huyện đảo
Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm. Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thứ hai, thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển;
Thứ ba, kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; Thứ tư, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; Thứ năm, điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình quản lý, giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại một số khu du lịch quốc gia ven biển...
Ngoài ra các Bộ ngành, địa phương liên quan sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động kinh tế thuần biển như du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, năng lượng biển…
Theo Liên Hợp Quốc, đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa xả ra đại dương.
Mỗi năm, Việt Nam thải ra biển trung bình từ 300.000 đến hơn 700.000 tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới).
Đồng thời, hơn 20.000 sản phẩm nhựa được sử dụng trong sản xuất và tiêu dùng mỗi năm. Trong tổng số nhựa sản xuất, chỉ có 9% chất thải được tái chế, 12% tiêu hủy, gây lo ngại cho môi trường. 80% tích lũy trong bãi rác, tự nhiên. Một nửa số nhựa được sản xuất chỉ dùng một lần và sau đó vứt bỏ.
Các tác phẩm từ nhựa đã qua sử dụng tại triển lãm "Hành tinh nhựa" không chỉ thu hút người xem bởi sự sáng tạo, quy mô còn thức tỉnh thói quen sử dụng nhựa gây hệ lụy tiêu cực cho môi trường.
Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu chất thải nhựa, Việt Nam đã trở thành một trong những "điểm nóng" thế giới về nhập khẩu nhựa phế liệu.
Chỉ có vốn điều lệ khiêm tốn 100 tỷ đồng, Công ty MK Smart thu về lợi nhuận 95 tỷ đồng trong năm 2016.
Thói quen sinh hoạt gắn liền với túi nilon và đồ nhựa của con người đang vô tình góp phần vào việc hủy hoại môi trường sống. Một trong những thách thức lớn đối với cộng đồng thế giới hiện nay là chất thải nhựa, trong đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.