Tiêu điểm
Thủ tướng: Dù dày vốn, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa sử dụng hiệu quả
Với tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.

Tại hội nghị làm việc với các doanh nghiệp nhà nước ngày 27/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư (từ 1/3 là Bộ Tài chính) để chuẩn bị và trình ban hành sản phẩm của hội nghị dưới hình thức một dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng chỉ đạo, các kiến nghị của doanh nghiệp phải được tổng hợp đầy đủ, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý ngay theo tinh thần "5 rõ": rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.
Ông nhấn mạnh, nếu ai không làm được phải xử lý, phải đứng sang một bên để người khác làm.
Bối cảnh kinh tế đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận để hoạt động linh hoạt, kịp thời và hiệu quả hơn.
Với tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.
Lợi nhuận trước thuế chiếm 23,9% khu vực doanh nghiệp, tương đương 348,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách gần 366 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, phần lớn con số trên tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như Petrovietnam, Viettel... trong khi nhiều doanh nghiệp khác chưa tạo được dấu ấn.
Thủ tướng nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển của nền kinh tế theo hướng nhanh và bền vững. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn mới để đưa đất nước phát triển, hướng tới các mục tiêu 100 năm vào năm 2030 và 2045.
Theo ông, thay đổi tư duy và cách làm là điều kiện tiên quyết. Nguồn lực phát triển bắt nguồn từ tư duy, động lực đến từ sự đổi mới. Doanh nghiệp phải bám sát thực tế, huy động sức mạnh từ người dân, bởi "đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân".
Cần rà soát, sửa đổi thể chế để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng. Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp chủ động đề xuất cơ chế, chính sách mang tính "đòn bẩy, điểm tựa", tối ưu hóa nguồn lực, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông lấy ví dụ về việc cần thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại gạo nhằm ổn định đầu ra và đầu vào.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải cùng cả nước xây dựng thể chế thông thoáng, quản trị thông minh và hạ tầng đồng bộ.
Thủ tướng nhấn mạnh sáu lĩnh vực tiên phong mà doanh nghiệp nhà nước cần dẫn đầu.
Đó là đổi mới sáng tạo, đóng góp vào các đột phá chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế số và kinh tế xanh, thực hiện chính sách an sinh xã hội, và xây dựng thương hiệu quốc gia.
Ông đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải đột phá trong phát triển nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội không thể bị xem là giải pháp tận dụng "đất đầu thừa đuôi thẹo" hay chỉ làm ở nơi xa xôi.
Hà Nội phải có chiến lược phân bổ hợp lý, không thể chỉ tập trung vào Đông Anh mà phải có các khu nhà ở xã hội tại nhiều địa bàn như Đan Phượng.
Nhà ở xã hội cần được ưu tiên trước nhà ở thương mại và phải có đầy đủ hạ tầng thiết yếu như giao thông, y tế, giáo dục, thể thao, xã hội, môi trường...
Chính phủ hỗ trợ nhà ở xã hội bằng chính sách giao đất không thu tiền nhằm tạo điều kiện cho người thu nhập thấp, người trẻ sớm an cư lạc nghiệp. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu áp dụng cả hai hình thức mua và thuê mua để đảm bảo sự linh hoạt, thay vì chỉ cho phép mua.
Thủ tướng giao Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thành giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp trước ngày 15/3. Các doanh nghiệp và ngân hàng phải chủ động đề xuất chính sách, công cụ tài chính cần thiết để thực hiện mục tiêu này.
Ông nêu rõ, Nhà nước phải thực sự kiến tạo, lắng nghe doanh nghiệp và người dân, tổng hợp và xử lý nhanh chóng các vướng mắc. Nếu các bộ, ngành không giải quyết hoặc trì hoãn, doanh nghiệp có thể báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng trên tinh thần minh bạch, thẳng thắn.
Đối với các kiến nghị liên quan đến Luật Quản lý vốn nhà nước, chính sách tiền lương, công tác cán bộ, ông nhấn mạnh quan điểm phải đánh giá hiệu quả doanh nghiệp một cách tổng thể, chấp nhận rủi ro, giao mục tiêu rõ ràng nhưng không can thiệp trực tiếp.
Liên quan đến ngân hàng, các kiến nghị về Basel III, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát sẽ được Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu triển khai. Thủ tướng cũng ủng hộ việc đổi mới tuyển dụng và sử dụng nhân tài trong doanh nghiệp nhà nước.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng khẳng định tinh thần tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện về vốn, hạ tầng và quản trị cho doanh nghiệp.
Ông kêu gọi doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. "Trong bối cảnh cả nước tăng tốc, doanh nghiệp phải tăng tốc hơn, bứt phá và về đích trước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch Vietcombank: Doanh nghiệp nhà nước cần có cơ chế cấp vốn thuận lợi như FDI
Rộng cửa cho doanh nghiệp nhà nước làm điện gió ngoài khơi
Điện gió ngoài khơi hứa hẹn mở ra cơ hội không thể thuận lợi hơn cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tham gia từ khâu đề xuất, đầu tư vận hành tới chuyển nhượng.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Văn hóa nghĩa tình trong các doanh nghiệp nhà nước lớn
Văn hóa nghĩa tình được bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử, tạo nên sức mạnh để doanh nghiệp giải quyết những bài toán lớn của đất nước.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.