Thủ tướng thúc tiến độ giải phóng mặt bằng ở 7 dự án giao thông trọng điểm

Nhật Hạ Thứ năm, 05/12/2019 - 12:59

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng.

Hầm Đèo Cả.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt ở khâu giải phóng mặt bằng.

Chỉ thị nêu rõ một số dự án trọng điểm quốc gia đang bị chậm tiến độ, trong đó có nguyên nhân do vướng mắc mặt bằng chưa được giải quyết triệt để gồm dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2); Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân); Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; 

Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận; Dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương; Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội; Dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức BOT.

Điều này đã ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc về mặt bằng của dự án.

UBND các tỉnh, thành phố nơi có dự án đi qua gồm Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang cần huy động toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc, bàn giao mặt bằng sạch phục vụ thi công trong thời gian sớm nhất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng và các ban, ngành địa phương hực hiện tốt công tác tổ chức, tuyên truyền vận động người dân; thực hiện kịp thời các thủ tục và triển khai giải quyết các vướng mắc về mặt bằng thuộc phạm vi dự án;

Đồng thời thực hiện tốt công tác giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tình trạng khiếu nại phức tạp; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án, ban quản lý dự án trong việc lập kế hoạch và tổ chức công tác bảo vệ thi công.

Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2) có 3 cấu phần đang gặp khó về mặt bằng.

Thứ nhất, dự án cầu 110 trên QL14 nối 2 tỉnh Gia Lai - Đăk Lăk có tổng mức đầu tư 24 tỷ đồng. Đến nay cấu phần này đã chậm tiến độ 12 tháng do chưa hoàn thành xong đường vào cầu, dù cầu đã xây xong, do chênh lệch giữa đơn giá bồi thường, hỗ trợ ở 2 tỉnh khiến 22 hộ dân nằm trong phạm vi dự án không đồng thuận.

Thứ hai, dự án xây tuyến tránh thị trấn Eo Đrăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk có tổng đầu tư gần 450 tỷ đồng, chiều dài gần 24km và dự kiến chậm tiến độ 6 tháng so với kế hoạch do vướng mắc ở 5 hộ dân.

Thứ ba, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan theo hình thức hợp đồng BT từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến TP. Đà Nẵng có tổng đầu tư 11,5 nghìn tỷ đồng, chiều dài 77,5 km. 

Chủ đầu tư cấu phần này là công ty TNHH đầu tư BT Cam Lộ - Túy Loan, với thời hạn bàn giao vào cuối tháng 9/2020. Tuy nhiên do gặp khó khâu giải phóng mặt bằng ở 580 hộ dân, tái định cư 325 hộ và đường điện khiến dự án dự kiến bị chậm tiến độ 2 năm.

Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả vướng mắc về mặt bằng ở hạng mục hầm Đèo Cả dào 13,4km (tại tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa) và hạng mục hầm Hải Vân dài 25km (TP. Đà Nẵng và Huế). Do đó dự án này dự kiến chậm tiến độ 8 tháng.

Theo đó, nguyên nhân tại hầm Đèo Cả do vướng mắc trên địa bàn tỉnh Phú Yên, do huyện Đông Hòa chưa phê duyệt xong mặt bằng tại vị trí xây dựng.

Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có chiều dài 58km với tổng mức đầu tư hơn 31 nghìn tỷ đồng qua tỉnh TP.HCM, Đồng Nai và Long An. VEC làm chủ đầu tư và hiện mặt bằng đã ban giao theo chiều dài mới 4,77km, chiếm 8% do vướng mắc trong tranh chấp quyền tài sản, chưa đồng ý nhận tiền, khiếu nại đơn giá bồi thường thấp… tại 18 hộ ở TP.HCM và 24 hộ dân ở Đồng Nai. Dự kiến dự án này chậm tiến độ hơn 4 năm ở TP.HCM và 2 năm ở Đồng Nai.

Dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận tại tỉnh Tiền Giang có tổng mức đầu tư 12,7 nghìn tỷ đồng với chiều dài 51,5km. Dự án vướng mắc về mặt bằng ở 9 hộ dân và đường điện.

Dự án đường sất đô thị TP.HCM, tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương cũng nằm trong số các dự án chậm giải phóng mặt bằng do địa phương đang điều chỉnh dự án bồi thường và dự kiến hoàn thành về mặt bằng vào tháng 6/2020 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2026.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội có chiều dài 12,5km với tổng mức đầu tư 33 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2020. 

Tuy nhiên do 11 hộ dân đang sử dụng nhà đất có cọc móng xung đột trực tiếp với tuyến hầm, trong khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên ban quản lý dự án đang phải tham mưu, xây dựng chính sách trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt cơ chế bồi thường, hỗ trợ, nên khâu giải phóng mặt bằng bị chậm tiến độ. Do đó, dự kiến dự án này sẽ bàn giao vào năm 2025.

Còn dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thức BOT có tổng mức đầu tư hơn 5 nghìn tỷ đồng và chiều dài 29km. Tuy dự án đã hoàn thành tuyến chính nhưng còn vướng mắc mặt bằng phần đường gom do địa phương chưa phê duyệt phương án bồi thường và một số hộ dân không đồng ý phương án bồi thường và yêu cầu tái định cư. 

Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng không làm khó việc cấp vốn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng không làm khó việc cấp vốn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Tiêu điểm -  5 năm

Thủ tướng vừa yêu cầu liên doanh các ngân hàng (gồm Vietinbank, Agribank, BIDV) tài trợ vốn cho dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không đặt thêm các điều kiện ngoài quy định của pháp luật, gây khó khăn cho nhà đầu tư và làm chậm tiến độ triển khai dự án.

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: 'Nhà thầu nào bàn lùi thì cho nghỉ'

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận: 'Nhà thầu nào bàn lùi thì cho nghỉ'

Tiêu điểm -  5 năm

Thủ tướng đã trao cho các bộ, cơ quan liên quan các văn bản về việc đồng ý bố trí 2.186 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2018 cho dự án đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trong chuyến thị sát tại tỉnh Tiền Giang vào sáng nay.

Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2

Thủ tướng cho ý kiến về đề nghị điều chỉnh dự án đường sắt đô thị số 2

Tiêu điểm -  6 năm

Dự án đường sắt đô thị số 2 Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã chậm tiến độ 10 năm.

Chính phủ thu hồi 1.180 tỷ đồng vốn trái phiếu dự án hầm Đèo Cả

Chính phủ thu hồi 1.180 tỷ đồng vốn trái phiếu dự án hầm Đèo Cả

Tiêu điểm -  6 năm

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thu hồi vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 – 2016 và năm 2016 của dự án hầm Đèo Cả.

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  1 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  1 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  5 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  6 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  7 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  23 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.