Leader talk
Thúc đẩy chiến lược phát triển châu Á
Với xu hướng triển khai ứng dụng công nghệ mạnh mẽ và rộng rãi, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành ’ngôi nhà’ của nhiều nền kinh tế kỹ thuật số với tốc độ phát triển nhanh chóng.

Sau hơn một năm đại dịch Covid-19 đẩy châu Á – Thái Bình Dương vào suy thoái, nhiều nền kinh tế trong khu vực đang dần vượt qua những giai đoạn được cho là khó khăn nhất.
Tuy vậy, khi hầu hết nền kinh tế được đánh giá sẽ phục hồi về lại mức tăng trưởng như trước đại dịch trong năm nay – nhờ vào các yếu tố như việc triển khai tiêm vắc xin, tốc độ phục hồi nhu cầu trên toàn thế giới và tính hiệu quả trong các chi tiêu của chính phủ – thì đến bây giờ, thời kỳ khủng hoảng vẫn chưa kết thúc.
Một trong những điều chúng ta đã học được sau 15 tháng qua chính là 'điều gì cũng có thể xảy ra' và việc chuẩn bị cho tất cả kịch bản là điều bắt buộc.
Mặc dù các động lực thúc đẩy nền kinh tế như hoạt động xuất khẩu và các chiến lược mở rộng toàn cầu có thể giúp khu vực tiến dần đến sự phục hồi và giai đoạn tăng trưởng tiếp theo nhưng với tư cách các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực, chúng ta không thể chỉ trông cậy vào mỗi điều này.
Trên thực tế, hy vọng có thể nằm ở động lực phát triển và nhu cầu từ các thị trường nội địa, cũng như cơ hội đến từ xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới và ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một báo cáo gần đây của Vodafone Business cho thấy, chỉ 27% công ty ở khu vực này được cho là đã sẵn sàng cho tương lai. Cùng lúc đó, gần một nửa số doanh nghiệp có dự định thay đổi mô hình kinh doanh của họ một cách đáng kể hoặc toàn diện trong năm tới. Ngoài ra, hơn 50% doanh nghiệp cho biết đang đẩy mạnh các chiến lược chuyển đổi số dưới tác động của đại dịch.
Với đặc điểm khu vực có sự đa dạng giữa các nền kinh tế với mức độ phát triển khác nhau, các doanh nghiệp đã nhạy bén triển khai chiến lược mở rộng ra nhiều thị trường ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là những đơn vị đang nắm ưu thế tốt nhất để tận dụng tất cả cơ hội mà khu vực này mang lại trong tương lai.
Hướng về mục tiêu nâng cao vị thế của khu vực như một ‘nhà tiên phong’ trong sự phát triển toàn cầu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dường như đều đang ấp ủ mong muốn và tìm kiếm cơ hội để tái định nghĩa câu chuyện tăng trưởng, củng cố niềm tin và khẳng định vị thế của nền kinh tế khu vực.
Theo đó, các doanh nghiệp cần cân nhắc đến một số yếu tố khi bắt đầu công cuộc chuyển đổi số và phát triển ra khu vực, đặc biệt liên quan đến việc đảm bảo sự nhạy bén khi mở rộng mô hình kinh doanh.
Chuyển đổi số: chìa khóa đảo ngược diễn biến toàn cầu hóa chậm
Thế giới đã và đang áp dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế sự lây lan của đại dịch. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và bất tiện cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như việc xuất hiện những rào cản chưa từng có về du lịch, thị thực và các vấn đề hành chính khác đang góp phần làm đình trệ quá trình phát triển của hàng loạt doanh nghiệp.
Tuy nhiên, riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương lại không chịu nhiều ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến hành chính được kể trên. Cụ thể như Việt Nam vẫn đang tích cực mở cửa chào đón các doanh nghiệp nước ngoài hướng đến mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế trong nước. Điều này mang lại cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang mong muốn xây dựng nên các trung tâm số trong khu vực, đồng thời giúp họ có được một miếng bánh thị phần tại thị trường mới.
Để duy trì chi phí chung ở mức thấp nhất trong suốt quá trình mở rộng tại khu vực, việc hợp tác với một mạng lưới khu vực đủ tính linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng nhanh trong việc mở rộng mà không mất quá nhiều chi phí đầu tư ban đầu sẽ là một biện pháp hiệu quả.
Với xu hướng triển khai ứng dụng công nghệ mạnh mẽ và rộng rãi, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành 'ngôi nhà’ của nhiều nền kinh tế kỹ thuật số với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Những công ty công nghệ có khả năng ứng biến và tạo dựng chỗ đứng vững chắc ở nhiều quốc gia trong khu vực sẽ gặt hái được nhiều thành quả nhất từ chiến lược mở rộng thị trường.
Ông Samit Chopra
Tổng giám đốc và Giám đốc vận hành toàn cầu, WeWork
Có thể kể đến Việt Nam và Indonesia đang phát triển với tốc độ chóng mặt, trong đó Indonesia là quê hương của sáu kỳ lân công nghệ. Singapore và Hàn Quốc hiện đã trở thành những trung tâm số nổi bật trong khu vực.
Nhìn chung, khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện đang mở ra rất nhiều cơ hội thú vị cho các doanh nghiệp, một nơi mà chiến lược ưu tiên thiết bị di động (mobile-first strategies) đang lên ngôi.
Những công ty công nghệ có khả năng ứng biến và tạo dựng chỗ đứng vững chắc ở nhiều quốc gia trong khu vực sẽ gặt hái được nhiều thành quả nhất từ việc chiến lược mở rộng thị trường thị trường. Qua đó, các công ty này có thể phát triển hiệu quả cơ sở khách hàng có nhu cầu chuyển đổi số ở mọi mức độ phát triển số.
Những cơ hội này đang được thúc đẩy hơn nữa nhờ các sáng kiến từ chính phủ ở các nước như Malaysia và Việt Nam. Họ đã thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đồng hành cùng quốc gia thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, qua đó duy trì khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.
Những nỗ lực đổi mới không ngừng, như cuộc cách mạng vận tải của Grab hay giải pháp thanh toán số BigPay đã từng làm khuấy động Đông Nam Á, chính là chìa khóa cho tương lai tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có thể thấy, các yếu tố như nghiệp vụ chuyên môn, tính linh hoạt và tốc độ sẽ trở nên cần thiết đối với doanh nghiệp trong quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.
Sẵn sàng cho tương lai
Ngay cả khi một số nơi trên thế giới đang dần quay lại cuộc sống bình thường, chúng ta phải ghi nhớ rằng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Ở nhiều nơi trên toàn khu vực, các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội vẫn đang được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với việc sự kết nối giữa con người – dưới sự hỗ trợ của công nghệ – sẽ trở nên ngày càng quan trọng để tiến đến thành công.
Các doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa hai yếu tố: xem xét các kế hoạch mở rộng quy mô và duy trì chiến lược chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cho tương lai.
Chúng ta không được quên rằng sự hợp tác và kết nối vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt ở một khu vực có tính đa dạng cao như châu Á.
Dựa trên kinh nghiệm mà các thành viên của chúng tôi đã có khi mở rộng đến khu vực này, việc sở hữu một không gian an toàn được trang bị đầy đủ về mặt công nghệ và kết nối là điều rất cần thiết để thành công thiết lập nên các trung tâm số trong khu vực, qua đó nhằ tận dụng được những lợi thế mà khu vực này mang lại.
Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó
Nhiều doanh nghiệp Đức muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp Đức với kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế trong trung hạn.
Tập đoàn pin nhiên liệu Mỹ lên kế hoạch mở rộng tại Việt Nam
Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là điểm đến được Plug Power hướng đến cho chiến lược mở rộng sản xuất pin nhiên liệu hydro.
Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản giữa Covid-19
Tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu và mở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những biến cố bất ngờ như dịch Covid-19.
WeWork mở rộng tại Việt Nam hậu khủng hoảng
Bất chấp những ồn áo thời gian qua, WeWork đang đẩy mạnh sự hiện diện tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Chủ tịch Cen Group tái định hình bản đồ đầu tư bất động sản kỷ nguyên mới
Trong phần II của cuộc trao đổi, Chủ tịch Cen Group Nguyễn Trung Vũ nhận định về những thay đổi sẽ diễn ra trên thị trường bất động sản mà nhà đầu tư và người mua cần nắm bắt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Khoảng lặng giữa cơn bão thuế quan: Thời khắc cho doanh nghiệp hành động
Quyết định dừng thuế quan đối ứng từ Mỹ trong 90 ngày là cơ hội cho doanh nghiệp Việt nhìn nhận lại chuỗi cung ứng, xem xét thị trường và lên kế hoạch.
Thế giới đang chuyển pha và ngã rẽ lịch sử của Việt Nam
Ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ tiếp tục tư duy phát triển như cũ, chúng ta sẽ rơi vào thời kỳ suy thoái kéo dài. Nhưng nếu biết “đổi pha” đúng lúc, đây có thể là khởi đầu cho một thời kỳ phục hưng mới.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục
Tỷ phú Trần Đình Long khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ, coi đây là “tiền đề rất tốt” cho tương lai phát triển của Hòa Phát. Không dừng ở lời nói, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Nghệ thuật đàm phán cho lãnh đạo doanh nghiệp
Đàm phán là năng lực chiến lược của nhà quản trị hiện đại. Cuốn sách "Thuật Đàm Phán" của Brian Tracy giúp tháo gỡ nút thắt trong mọi cuộc thương lượng.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII: Rộng cửa cho năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Tick xanh trách nhiệm: Lợi thì có, doanh nghiệp vẫn ngó lơ
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Techcombank triển khai dịch vụ đặt mua ngoại tệ trực tuyến
Techcombank hợp tác với 247BPO giúp khách hàng tiếp cận nguồn ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh, giao dịch minh bạch, rõ ràng, hạn mức hiển thị chi tiết trên ứng dụng Techcombank Mobile.