Leader talk
Khi Shark Đỗ Liên chuyển đổi số: ‘Cổ đông trong công ty nói tôi không bình thường’
Nếu như từng bị chỉ trích vì đầu tư cho công nghệ để chuyển đổi số doanh nghiệp do mình sáng lập hơn 15 năm về trước thì đến nay doanh nhân Đỗ Liên khẳng định, người có nỗi sợ công nghệ và không biết khai thác giá trị của công nghệ mới là không bình thường.

Là vị “cá mập" khá nổi bật trong chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank), một trong hai tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn startup để đầu tư của bà Đỗ Thị Kim Liên là các doanh nghiệp chuyển đổi số hoặc sử dụng công nghệ trong kinh doanh, bên cạnh các startup cung cấp giải pháp hướng đến môi trường.
“Đôi khi ở tuổi U60, mặc dù không được đào tạo về công nghệ nhưng tôi vẫn thích đổi mới và dùng công nghệ vào quản trị”, bà Liên nói trong chương trình Talk show "Nguy Cơ" với chủ đề không chuyển đổi số thì đứng ra khỏi hàng do VnExpress và S-World phối hợp thực hiện.
Sau tám năm làm việc tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Minh, bà Liên sáng lập và trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty CP Bảo hiểm AAA vào năm 2005.
Theo vị “cá mập” này, khi mọi người còn chưa hiểu về tầm quan trọng của công nghệ ở thời điểm đó, bà đã “liều” bỏ ra 5 triệu USD mua phần mềm của một công ty Ấn Độ, phải chuyển ngôn ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt để ứng dụng vào doanh nghiệp.
“Tôi phải trả giá nhiều về dư luận. Các cổ đông trong công ty nói tôi không bình thường nhưng tôi nhìn thấy công nghệ có giá trị lớn như thế nào để quản trị cho doanh nghiệp và đem đến sự công bằng cho khách hàng. Trong kinh doanh cần sự công bằng giữa người bán và người mua nên từ năm đó tôi đã dùng công nghệ giúp quản trị công ty tốt”, bà Liên nói.
Là người đã đảm nhiệm vị trí trí giám khảo của chương trình Shark Tank, bà Liên rất ấn tượng với sự khởi sắc của các startup qua mỗi năm, đặc biệt trong việc hướng đến công nghệ. Đây là một tín hiệu cực kỳ lạc quan bởi chỉ có thay đổi mới có thể bắt kịp với xu thế của thế giới.
Theo bà Liên, Thủ tướng Chính phủ đang rất quyết liệt trong câu chuyện chuyển đổi số. Đi kèm với chính phủ số là công dân số và doanh nghiệp số.
“Tôi tin rằng với chính phủ số mà Việt Nam đang hướng tới, thành công nằm trong tầm tay. Chỉ cần các bạn trẻ quyết tâm thì sẽ làm được những điều thế giới làm được. Việt Nam đã xuất khẩu được các phần mềm hoặc có các công nghệ khiến thế giới cũng rất nể, đó là điều rất tự hào”, bà Liên nhận định.
Vị cá mập Shark Tank cho biết, bà cũng đang khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số.
“Nếu tôi không chuyển đổi số thì có nghĩa tôi sẽ bị tụt hậu và tôi không phải công dân và doanh nghiệp số khi Chính phủ quyết liệt hướng đến chính phủ số”, bà Liên nói.
Nếu tôi không chuyển đổi số thì có nghĩa là tôi sẽ bị tụt hậu.
Shark Đỗ Liên
Nhà sáng lập Công ty CP Bảo hiểm AAA
Bà Liên cũng nhấn mạnh, chìa khoá cho chuyển đổi số ngành bảo hiểm mà bà đã theo đuổi trong suốt 30 năm qua chính là sự minh bạch. Công nghệ sẽ là yếu tố giúp các doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Bà cho biết đã ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý, quản trị của doanh nghiệp.
“Với hơn 30 năm trong ngành, tôi thấy nếu muốn tiếp tục tồn tại, bắt buộc phải có chuyển đổi số. Nó có khó khăn, nó có phải thách thức đến cỡ nào thì buộc doanh nghiệp phải thay đổi. Nếu đồng lòng, quyết tâm thì sẽ làm được”, bà Liên nói.
Minh bạch bằng công nghệ để không phải trả giá bằng giấc ngủ
Theo bà Liên, điều quan trọng trong việc chuyển đổi số nằm ở tư duy và nhận thức nhưng đến nay nhiều người vẫn chần chừ hoặc mang trong mình một nỗi sợ nào đấy mà không giám ứng dụng công nghệ.
“Tôi không bao giờ làm những điều gì để tôi phải trả giá bằng chính giấc ngủ của mình, tôi yêu giấc ngủ, tôi yêu sự bình yên trong mỗi giây phút mà tôi đang hiện diện ở trên cõi trần này. Cho nên tôi không muốn làm bất cứ điều gì mà nó liên quan đến từ không minh bạch”, bà Liên khẳng định.
Theo bà, việc hướng đến minh bạch đối với nhiều người là điều rất khó. Đó là một sự lựa chọn, là quyền của mỗi người. Còn với bà, minh bạch không chỉ trong kinh doanh mà còn phải ở trong tất cả mối quan hệ.
“Chỉ có công nghệ mới làm chúng ta minh bạch được. Khi đã định vị được quy trình thì cứ tự động mà làm thôi, không thể làm sai được”, vị cá mập Shark Tank nói.
Với những người đứng trước lựa chọn “chuyển đổi số hay là không”, bà Liên cho rằng người đó có thể đưa ra sự lựa chọn dễ dàng sau khi trả lời câu hỏi “sẽ được gì và mất gì nếu thay đổi”.
Công nghệ giúp doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Bà lấy ví dụ, nếu lãnh đạo nói mình là vua tốc độ nhưng chỉ coi nó là một câu hô hào đối với người cấp dưới trong khi vẫn dùng con người để chi trả hồ sơ bồi thường mất tới hàng tháng trời thì sẽ chẳng có khách hàng nào tìm đến. Nếu dùng công nghệ và lên sẵn quy trình, việc chi trả hồ sơ sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng.
“Công nghệ giúp ta giải quyết được nhiều vấn đề, nó dễ dàng như vậy mà tại sao chúng ta không tiếp cận, chúng ta sợ? Nếu thế thì tôi nghĩ là chúng ta không bình thường”, bà Liên nói.
Theo nữ doanh nhân, trong câu chuyện chuyển đổi số, cuối cùng quay trở lại vẫn là con người vì con người viết ra phần mềm và con người sử dụng phần mềm đó để phục vụ cuộc sống của con người.
Bà cho biết ở độ tuổi U60 mà đáng lẽ ra đã nghỉ hưu rồi, bà vẫn đang “chạy marathon” trong cuộc đua chuyển đổi số, chạy đua với thời gian.
“Vấn đề là phải cương quyết để làm. Người dẫn đường quan trọng, dẫn không đúng thì phải trả giá. Chúng ta không chuyển đổi số sẽ bị tụt hậu và thậm chí tự loại mình ra khỏi hàng”, bà nói.
Chuyển đổi số chia lại thị phần ngành bảo hiểm
Lộ trình chuyển đổi số của Tập đoàn Hòa Phát
Gặt hái thành công lớn khi vượt qua Formosa trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á vào đầu năm 2021, song Tập đoàn Hòa Phát cũng đứng trước những thách thức của cách mạng công nghệ 4.0.
Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo các chuyên gia của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và đầu tư, lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam được khuyến nghị thông qua giai đoạn chuẩn bị và ba giai đoạn thực hiện để chuyển đổi số thành công.
Tư duy người lãnh đạo quyết định sự thành công của chuyển đổi số
Với tầm nhìn chiến lược trong thời đại số hóa, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Rạng Đông khẳng định: “Khi triển khai chuyển đổi số, công nghệ không phải là câu trả lời, mà con người và sự chuyển đổi chiến lược của doanh nghiệp chính là yếu tố tiên quyết.”
Doanh nghiệp cần gì cho chuyển đổi số thành công?
Doanh nghiệp, tổ chức khi tiến hành chuyển đổi số cần tập trung ưu tiên những khâu then chốt để tạo doanh thu, nguồn lực và hiệu ứng lan tỏa cho các bước tiếp theo.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.