Ủy ban Kinh tế: Có đề nghị kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,76% so với cuối năm 2016.
Nhiều cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý ngân hàng yếu kém.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Lê Minh Hưng nêu ra hàng loạt vấn của ngành ngân hàng tại tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng chiều 22/5, tại Quốc Hội.
Thống đốc cho biết, khoảng 22 tổ chức tín dụng đã được giảm, không xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát. Tình trạng sở hữu chéo, cổ đông lớn thao túng ngân hàng đã đực xử lý cơ bản.
Tuy nhiên, tình hình tài chính nhiều ngân hàng gặp khó khăn, nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh thua lỗ.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2016 là 2,46% nhưng nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu con số này lên đến 10,08%.
Đặc biệt khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách của việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Luật các tổ chức tín dụng 2010 chưa có quy định trao quyền cho NHNN thực hiện quyền yêu cầu giải thể bắt buộc đối với tổ chức tín dụng yếu kém không có khả năng phục hồi. Hiện nay, NHNN chỉ có quyền mua lại cổ phần bắt buộc.
Tiến trình phục hồi và cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém cũng thiếu các quy định về: (i) điều chỉnh hoạt động kinh doanh, quan hệ cho vay, gửi tiền với tổ chức tín dụng khác; (ii) quy định về quyền và trách nhiệm của ngân hàng tham gia hỗ trợ; (iii) quy định về cho vay tái cấp vốn, cho vay đặc biệt của NHNN với tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, pháp luật hiện hành không có cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ ngân hàng trước các rủi ro pháp lý khi tham gia xử lý ngân hàng yếu kém.
“Trên thực tế có không ít cán bộ xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý ngân hàng yếu kém”, Thống đốc nói.
Đây là một trong những điểm được đề nghị sửa đổi trong dự luật lần này nhằm đảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.
Thống đốc cho biết, quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và được chuyên gia quốc tế do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ xây dựng dự thảo Luật đánh giá cao.
Tờ trình của Thống đốc cũng cho biết, mức độ an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng còn thấp. Dù hệ số an toàn vốn (CAR) của các tổ chức tín dụng đảm bao quy định 9% nhưng nếu áp dụng việc tính vốn theo thông lệ quốc tế (Basel II, Basel III) thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn nhiều.
Điều khiến hệ thống ngân hàng dễ bị tổn thương trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh trong khi phải chịu gánh nặng cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Tỷ lệ tín dụng so với GDP tăng liên tục trong giai đoạn 2012-2015 (năm 2012: 95,2%; năm 2013: 97,0%; năm 2014: 100,0%; năm 2015: 111,1%) và ở mức cao so với các nước
Tín dụng khu vực ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam. Do đó, không chỉ hệ thống các tổ chức tín dụng dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế sẽ dễ bị tổn thương khi hệ thống các tổ chức tín dụng đối mặt với các nguy cơ, rủi ro đổ vỡ.
Tờ trình nhấn mạnh, nếu các khó khăn, vướng mắc trong khuôn khổ pháp lý liên quan đến xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém không được tháo gỡ, sẽ không thể khơi thông được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, qua đó ảnh hưởng đến mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng và tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,76% so với cuối năm 2016.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình trình bày trước Quốc hội báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2017 và các trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong những tháng tiếp theo.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.