Thương hiệu du lịch Việt Nam đang ở đâu?

Kiều Mai Thứ sáu, 28/02/2025 - 20:50
Nghe audio
0:00

Thương hiệu du lịch Việt Nam được đánh giá có vị thế cạnh tranh nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện.

Trong các thị trường khách tại châu Á, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ là ba thị trường đánh giá cao nhất về thương hiệu du lịch của điểm đến Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam có một hình ảnh thương hiệu tích cực và mức độ nhận diện cao tại các thị trường này.

Ở chiều ngược lại, Nhật Bản và Đài Loan là những thị trường đánh giá thấp nhất, phản ánh mức độ mong muốn và quan tâm hạn chế của du khách.

Thông tin này được The Outbox Company, công ty nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu lĩnh vực du lịch & khách sạn, đưa ra trong báo cáo ngày 28/2. Báo cáo phân tích cách thương hiệu du lịch của điểm đến Việt Nam năm 2024 được đánh giá tại 8 thị trường nguồn lớn tại châu Á (không bao gồm Trung Quốc) bằng các chỉ số. 

Mức điểm trung bình của Việt Nam trên toàn thị trường châu Á là 127,5, cho thấy thương hiệu du lịch Việt Nam có vị thế cạnh tranh nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện.

Để tận dụng lợi thế hiện tại, theo Outbox, Việt Nam cần đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị thương hiệu điểm đến và mở rộng giới thiệu sản phẩm du lịch mới tại các thị trường đã có mức độ nhận diện cao.

Đồng thời, việc thúc đẩy các chiến lược quảng bá điểm đến tiếp cận các thị trường có chỉ số hiệu quả thương hiệu còn hạn chế như Nhật Bản và Đài Loan là cần thiết để nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và thu hút sự quan tâm từ du khách tại các thị trường này.

Với chỉ số Net Promoter Score (NPS) – đo lường khả năng du khách sẽ giới thiệu một điểm đến cho người khác, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ là các thị trường có chỉ số NPS về Việt Nam cao nhất.

Điều này cho thấy du khách từ các thị trường này không chỉ hài lòng với trải nghiệm tại Việt Nam mà còn có xu hướng giới thiệu tích cực cho bạn bè và người thân.

Ngược lại, Nhật Bản và Đài Loan tiếp tục là những thị trường có chỉ số sẵn sàng giới thiệu thấp nhất khu vực với mức điểm số âm, cho thấy mức độ hài lòng của du khách từ hai thị trường này đang ở mức rất thấp, dẫn đến việc họ ít có xu hướng giới thiệu Việt Nam là điểm đến lý tưởng. 

Với chỉ số NPS âm, du khách không chỉ không khuyến khích người khác đến Việt Nam, mà còn có thể chia sẻ trải nghiệm tiêu cực, gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh điểm đến. 

“Điều này đặt ra bài toán về cải thiện chất lượng trải nghiệm thực tế của du khách và điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp hơn với đặc điểm và nhu cầu của du khách Nhật Bản và Đài Loan”, Outbox lưu ý.

Theo báo cáo của Outbox, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác tiếp thị thương hiệu và định vị điểm đến. Ảnh: Hoàng Anh

Thương hiệu điểm đến Việt đang ở đâu?

Việt Nam đã ghi nhận mức điểm Sức mạnh thương hiệu điểm đến (DBS) tương đối tích cực ở hầu hết các thị trường châu Á được khảo sát. 

Tuy nhiên, nếu so sánh với nhóm các điểm đến hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia), có thể thấy rằng thương hiệu du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh.

Thương hiệu du lịch Việt Nam không dẫn đầu về chỉ số sức mạnh thương hiệu ở tất cả thị trường, ngay cả đối với thị trường Hàn Quốc – vốn là thị trường mà du lịch Việt Nam đứng đầu về số lượng khách qua các năm. Việt Nam xếp thứ hai tại khu vực sau Singapore.

Tính riêng các thị trường nội vùng khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là thị trường mà Việt Nam ghi nhận chỉ số DBS tích cực nhất, với vị trí thứ hai sau Singapore. 

Với phần lớn các thị trường Đông Nam Á còn lại, thương hiệu du lịch Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này phần nào đó phản ánh mức độ quan tâm và đầu tư trong công tác quảng bá xúc tiến của du lịch Việt Nam vẫn còn chưa được đầu tư tương xứng. 

Ở các thị trường trọng điểm còn lại như Đài Loan, Nhật Bản hay tiềm năng tăng trưởng cao như Ấn Độ, thương hiệu du lịch Việt Nam cũng tỏ ra tương đối khiêm tốn so với các quốc gia láng giếng khi xếp các vị trí cuối hoặc kế cuối ở hầu hết các thị trường. 

Số lượng khách tăng trưởng hàng năm thể hiện tiềm năng phát triển của du lịch mỗi điểm đến nhưng các chỉ số đo lường về sức mạnh thương hiệu và sức khoẻ điểm đến sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý một cái nhìn toàn diện hơn về năng lực phát triển bền vững của điểm đến đó ở các thị trường mục tiêu. 

Các chỉ số đo lường được về thương hiệu du lịch Việt Nam trong năm 2024 từ báo cáo cho thấy Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng tích cực về lượng khách ở các thị trường. 

Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác tiếp thị thương hiệu và định vị điểm đến.

Điều này có khả năng đe doạ sự phát triển ổn định và năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam trong tương lai; đòi hỏi một cách tiếp cận mới trong tư duy và hành động để nâng cao hiệu quả công tác tiếp thị thương hiệu du lịch Việt Nam.

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 50% trong 7 tháng

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 50% trong 7 tháng

Tiêu điểm -  7 tháng

Dữ liệu cho thấy, tính chung 7 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến ưa thích của khách quốc tế

Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến ưa thích của khách quốc tế

Tiêu điểm -  1 năm

Theo dữ liệu từ Agoda, Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến được du khách châu Á – Thái Bình Dương ưu tiên lựa chọn.

Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%

Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%

Tiêu điểm -  2 tuần

Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục mở rộng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao, góp phần vào tăng trưởng.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  11 giờ

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  12 giờ

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Tiêu điểm -  1 ngày

"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  30 phút

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  4 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  9 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  11 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.